Lợi ích khi uống trà mỗi ngày

Chuyên gia nghiên cứu về trà nhiều năm đã từng khẳng định: “Trong các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên chỉ có trà là thức uống tự nhiên và tốt nhất. Con người biết đến cây chè không phải là đồ uống như ngày nay mà là một loại dược liệu quý”.

Ngày nay, các nhà khoa học đã vào cuộc và đã làm sáng tỏ nhiều điều kỳ diệu của lá chè cũng như việc uống trà. Theo đó, trà có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa và catechin, giúp ngăn ngừa ung thư. Theo một nghiên cứu, những người uống trà thường có ít nguy cơ mắc ung thư hơn, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng trà cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 và bệnh tim.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa 

Một trong những lợi ích của trà là giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Theo một nghiên cứu, uống trà mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm 75–100 calo mỗi ngày. Trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê nhưng đủ để bạn tỉnh táo và cải thiện chức năng não.

Trà có thể cải thiện chức năng não, làm cho bạn thông minh và suy nghĩ nhanh hơn. Trà cũng chứa axit amin L-theanine kết hợp với chất caffeine có thể làm giảm lo lắng.

Trà cũng có thể bảo vệ não khi bạn già đi và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy trà có thể ngăn chặn tình trạng chết tế bào thần kinh liên quan đến chứng mất trí và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa kiểm chứng thông tin này.

Trang “Eat this not that” đã đưa ra 6 lợi ích khi uống trà mỗi ngày.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một số loại trà như trà đen, trà xanh và trà dâm bụt, có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch và chúng có thể giúp hạ huyết áp, giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng cường chức năng tim mạch tổng thể.

Cụ thể, với trà đen, bạn sẽ cung cấp cho cơ thể các hợp chất hữu ích như theaflavin và thearubigins, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cải thiện chức năng nhận thức: Trà xanh chứa L-theanine, một loại axit amin hoạt động phối hợp với caffeine để mang lại sự tăng cường năng lượng, tăng sự tỉnh táo và chức năng nhận thức. Bên cạnh đó, các loại trà có chứa caffein cũng có thể giúp tăng cường năng lượng nhẹ và cải thiện sự tỉnh táo cũng như chức năng nhận thức.

Hỗ trợ tiêu hóa: Các loại trà thảo dược như hoa cúc, bạc hà và gừng hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và giúp giảm bớt các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn. Trà không chỉ có thể giúp giảm đau tiêu hóa ngay lập tức mà còn có thể giúp ích cho sức khỏe đường ruột và tiêu hóa theo thời gian. Ví dụ, tanin trong trà đen có thể có đặc tính kháng khuẩn nhẹ có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Thư giãn: Trà hoa cúc, được làm từ hoa cúc khô, được sử dụng cho mục đích ngủ và thư giãn. Loại trà này có tác dụng làm dịu do sự hiện diện của apigenin, một chất chống oxy hóa liên kết với một số thụ thể trong não, làm giảm lo lắng và thúc đẩy thư giãn.

Điều chỉnh sự trao đổi chất: Trà xanh có tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát lượng glucose và kiểm soát cân nặng.

Kiểm soát cân nặng: Trà xanh có tác dụng trong việc kiểm soát quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sản xuất lipid. Từ đó, giúp kiểm soát cân nặng.

Hoài Anh (t/h)

Từ khóa: