Theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 thay vì ngày 01/1/2025 như trong Luật Đất đai đã quy định, mục đích nhằm xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để cho phép Luật Đất đai số 31/2024/QH15 sớm đi vào cuộc sống, khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất. Bên cạnh đó, hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, phát huy tiềm năng, sử dụng hiệu quả cao nhất giá trị nguồn lực đất đai.
Đồng thời, qua đó tháo gỡ được những khó khăn trong tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, đóng góp lớn cho việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, ổn định về xã hội, lợi ích thiết thực cho nhân dân.
Luật Đất đai 2024 đã có những quy định cụ thể, chi tiết và chặt chẽ hơn về các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc chia thành ba nhóm theo các mốc thời gian cụ thể giúp xác định rõ ràng các điều kiện và thời điểm để các hộ gia đình, cá nhân có thể hợp pháp hóa quyền sử dụng đất của mình. Đồng thời, các quy định về đất nông nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng trước ngày 01/7/2014, đất thuộc vùng kinh tế khó khăn và các trường hợp sử dụng đất ổn định không tranh chấp cũng đảm bảo quyền lợi cho người dân.
So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã mở rộng và kéo dài thêm 10 năm công nhận quyền sử dụng đất, đồng thời đưa ra các quy định rõ ràng về việc không phải nộp tiền sử dụng đất trong nhiều trường hợp. Điều này không chỉ giúp người dân yên tâm hơn trong việc sử dụng và quản lý đất đai mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông thôn và các vùng khó khăn.
Luật Đất đai (sửa đổi) 2024 mang đến những cải thiện đáng kể trong việc quy định thu hồi đất, hướng đến mục tiêu công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người dân. Điểm sáng của luật là sự cụ thể hóa 31 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong Điều 79. Đồng thời, khoản 32 của điều này cũng quy định Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung các trường hợp thu hồi đất khi cần thiết, đảm bảo tính minh bạch và hạn chế tình trạng thu hồi tràn lan như trước đây.
Bên cạnh việc quy định chặt chẽ về thu hồi đất, Luật Đất đai 2024 còn chú trọng vào công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Chương VII của luật quy định cụ thể về vấn đề này, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi. Điều 91 xác định các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bao gồm: Khu tái định cư phải hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và phù hợp với văn hóa địa phương; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất.
Ông Hồ Văn Thật - Giám đốc Công ty TNHH Quản lý đất đai Hồ Thật chia sẻ: Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành Luật Ðất đai năm 2013 cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp, khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp. Ðể kịp thời khắc phục những hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, việc xây dựng và ban hành Luật Ðất đai (sửa đổi) 2024 là rất cần thiết.
Với những quy định mới này, Luật Đất đai 2024 được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tác động tích cực. Việc thực thi luật một cách nghiêm túc và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong thu hồi đất, hạn chế tình trạng thu hồi tràn lan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ quyền lợi người dân.
Tuy nhiên, để luật đi vào thực tiễn hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng và sự giám sát của người dân. Việc thực thi luật cần đảm bảo tính công bằng, minh bạch và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai, Giám đốc Công ty TNHH Quản lý đất đai Hồ Thật cho biết: Bên cạnh việc tiếp tục kế thừa quy định các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai theo luật cũ, Luật đất đai 2024 đã có nhiều sửa đổi quan trọng giúp doanh nghiệp, người dân, cơ quan hành chính, cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng xác định, lựa chọn được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh được tình trạng đùn đẩy, né tránh trong thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai.
Cụ thể, thay vì chỉ có Tòa án và UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Luật đất đai 2024 tại khoản 5, điều 236 đã bổ sung thêm Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất khi được Tòa án, Trọng tài thương mại Việt Nam yêu cầu để làm căn cứ cho giải quyết tranh chấp đất đai.
Đồng thời, theo quy định mới tại khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 thì các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết bao gồm Tòa án và Ủy ban nhân dân các cấp. Trọng tài thương mại Việt Nam là tổ chức phi chính phủ do vậy tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai sẽ không bắt buộc phải tiến hành hòa giải trước khi đề nghị cơ quan này giải quyết…
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc mở rộng chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến đất đai, đặc biệt là trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ hoạt động thương mại cho trọng tài thương mại là rất phù hợp với xu hướng xét xử và phát triển ngày nay bởi thực tế đã chứng minh ưu điểm từ việc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài trong thời gian qua.
Bên cạnh đó hiện nay, trong các hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động đầu tư kinh doanh liên quan đến bất động sản xuất hiện nhiều mâu thẫu tranh chấp liên thương mại chứ không đơn thuần là các mâu thuẫn, tranh chấp cơ bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Do đó nếu chỉ giao thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này cho Toà án hay UBND các cấp thì vô hình chung đã tạo ra một khối lượng công việc lớn cho các chủ thể này, thậm chí nhiều vụ việc giải quyết kéo dài, làm tăng thêm chi phí và điều này không chỉ gián tiếp có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút đầu tư tại một số địa phương.
Công ty TNHH Quản lý đất đai Hồ Thật là đơn vị đi đầu trong công tác tư vấn quản lý cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với đa dạng các lĩnh vực bao gồm: Tư vấn về đất đai: Chuyển nhượng, tặng cho, khai nhận thừ kế, tách thuế, hợp thửa, kê khai thuế thu nhập cá nhân theo và đúng quy định của pháp luật; Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục mua bán, bất động sản và đấu giá, mua bán bất động sản; Tư vấn các dịch vụ pháp lý về thừa phát lại, lập vi bằng là nguồn chứng cứ có thật để cung cấp tài liệu chứng cứ sau này; Tư vấn công chứng: Hướng dẫn kê khai các thủ tục về Luật Công chứng theo đúng quy định của pháp luật; Tư vấn pháp lý về dân sự, hình sự, hình sự, Luật nhà ở và Luật Đất đai, bất động sản…
Ngoài ra, Công ty TNHH Quản lý đất đai Hồ Thật còn rất chú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai, nơi mà sự chính xác, minh bạch và tuân thủ pháp luật là rất cần thiết. Bằng cách thực hiện những hoạt động này một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp, Công ty TNHH Quản lý đất đai Hồ Thật không chỉ đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng mà còn xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài và tin cậy với họ.