Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) đặc điểm và triệu chứng gây hại của rầy non và rầy trưởng thành chích hút nhựa cây chè ở phần búp và lá non, vết chích theo đường gân chính và gân phụ của lá li ti như kim châm. Các vết chích dày đặc của rầy cản trở sự vận chuyển của nước và dinh dưỡng lên búp làm búp bị cong queo và khô đi các lá non gặp ngày nắng nóng khô dần từ đầu đến nách lá.
Do sợ ánh sáng trực xạ nên ban ngày phần lớn rầy nấp dưới tán lá hoặc phần khuất ánh nắng mặt trời. Khi bị động, rầy bò ngang hoặc nhảy lẩn trốn khá nhanh, một số rầy trưởng thành thì chúng bay lên. Rầy non mới nở rất chậm chạp, rầy tuổi 3 - 4 nhanh nhẹn hơn. Trong một vùng các nương chè non mới bật mầm sau đốn, cỏ nhiều thường bị rầy gây hại nặng hơn nương chè trưởng thành sạch cỏ, nương chè ở nơi khuất gió bị hại nặng hơn nơi thoáng gió.
Biện pháp phòng trừ bằng phương pháp canh tác, nông dân cần dọn sạch cỏ dại, bón phân hữu cơ, phân vi sinh cân đối, không trồng các cây che bóng, cây chắn gió là ký chủ của rầy. Dùng chế phẩm thảo mộc phun cho nương chè, đồng thời chọn thời điểm đốn, hái chè thích hợp để tránh búp chè ra rộ trùng với thời điểm phát sinh của rầy xanh, hái kỹ búp chè bị rầy trưởng thành đẻ rộ để hạn chế trứng rầy.
Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterhouse) là loại sâu gây hại cho nương chè nhất là vào mùa thu đông. Đặc điểm và triệu chứng gây hại của chúng là dùng vòi chích hút nhựa búp chè, tạo nên những vết châm hình tròn lúc đầu có màu xanh nhạt sau chuyển thành màu nâu đậm, cả bọ xít trưởng thành lẫn bọ xít non đều chích hút nhựa cây chè. Khi mật độ cao, sâu non của bọ xít mỗi gây ra hiện tượng chè bị cháy đen do các vết chích quá dày. Búp chè bị bọ xít muỗi chích hút nhiều bị nám đen, cong queo không có giá trị thương phẩm, ảnh hưởng đến những lứa búp sau, làm chậm lại sự phát triển của cây.
Bọ xít muỗi phát triển thích hợp nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 25-280C, ẩm độ trên 90%, vì thế chúng thường hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều tối. Ngày âm u chúng hoạt động mạnh hơn ngày nắng, đặc biệt những ngày mưa to bọ xít muỗi xuất hiện hàng loạt và phá hại nặng. Biện pháp phòng trừ bằng cách canh tác, người nông dân dọn sạch cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm quanh nương chè, tăng cường bón bổ sung Kali từ thân hoặc dịch cây chuối, tro bếp cho nương chè vào thời điểm bọ xít muỗi gậy hại.
Khi chè bị hại nặng nên xiết chặt lứa hái, hái kỹ những búp bị hại để thu gom và tiêu diệt trứng. Tỉa cao các cành cây bóng mát và trồng hàng rào sinh học (những rặng hóa) nhằm chắn gió xung quanh vườn chè. Biện pháp sinh học đẻ phòng ngừa bọ xít muỗi gây hại như bảo vệ các loài thiên địch như chuồn chuồn, bọ ngựa và các loại ong ký sinh, ….
Nhện đỏ (Oligonnychus cofeae niet) đặc điểm và triệu chứng gây hại của Nhện chính là hút chất dinh dưỡng của chè chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ, làm cây sinh trưởng chậm, lá mau rụng, cây chè chậm ra lá non, thời tiết khô hạn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện đỏ. Biện pháp phòng trừ bằng phương pháp canh tác là tưới nước trong mùa khô, cành lá ở vườn nhiễm nhện sau khi đốn phải thu gom, trồng cây che bóng họ đậu vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa hạn chế tác hại nhện đỏ.
Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn) đặc điểm và triệu chứng gây hại của bọ cánh tơ thường gặp hút chất dinh dưỡng ở lá non, nhất là khi lá chè chưa nở (tôm nõn chè) vì thế khi lá xòe ra, triệu chứng gây hại của bọ cánh tơ thể thiện ở mặt dưới lá, hai vệt màu xám song song với gân chính. Tôm chè bị bọ cánh tơ hại thường sần sùi, cứng dòn, hai mép lá và chóp lá cong lên, khi bị nặng chè bị rụng lá, nhất là cây chè còn non, bọ non sống tập trung ở búp và gân lá non, ít di chuyển. Thời thiết ẩm và không lạnh lắm thích hợp cho bọ cánh tơ phát triển gây hại, nương chè dãi nắng thường bị hại nặng hơn chè trồng trong bóng râm. Biện pháp phòng trừ bằng phương pháp canh tác đó là hàng năm cày xới xáo để diệt nhộng trong đất. Lấp kín bộ rễ chè, nếu rễ chè hở ra ngoài nhiều nương chè sẽ bị bọ cánh tơ phá hoại, trồng cây che bóng, thu hái đúng lúc, đúng kỹ thuật để giảm mật độ bọ cánh tơ.
Bệnh phồng lá chè (Exobasidium vexans Masse) có đặc điểm và triệu chứng gây hại, ban đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu vàng nhạt xung quanh vết bệnh bóng lên bất thường. Sau một thời gian, vết bệnh lớn dần, mặt trên lõm xuống, Mặt dưới lá phồng lên, trên vết phồng phủ một lớp phấn màu trắng, cuối cùng vết bệnh chuyển sang màu nâu, vết phồng khô xẹp xuốn, bệnh tập trung chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá non, cành non làm cành bị chết khô.
Nấm gây bệnh Exobasidium vexans Masse thuộc lớp nấm đảm, bào tử hình bầu dục không màu, bào tử lây lan nhờ gió, mưa. Từ khi xâm nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh là 3-4 ngày, nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ từ 15-200C, ẩm độ >85%. Ở nhiệt độ 11-120C bệnh phát triển chậm và nhiệt độ trên 250C bệnh ngừng phát triển, bệnh thường nặng ở những vườn chè quản lý không tốt, cỏ dại nhiều, ẩm thấp. Biện pháp phòng trừ bằng biện pháp canh tác là thu hái kỹ búp và lá bị bệnh, vệ sinh vườn chè thường xuyên, sạch cỏ, thông thoáng, đồng thời dùng Trichoderma hoặc nano bạc đồng... để phun cho nương chè hữu cơ.
Bệnh thối búp chè (Collectotrichum theae Petch) đặc điểm và triệu chứng gây hại của bệnh thường xuất hiện ở lá, búp non, cuống lá và cành non. Vết bệnh lúc đầu bằng đầu kim, màu đen, sau loang rộng ra, có khi dài tới 2cm, bệnh nặng làm cả búp bị khô, sợi nấm màu trắng bào tử nấm không màu, hình hạt đậu, bào tử lây lan nhờ gió, mưa. Nấm bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ khoảng 270C, ẩm độ trên 90%. Bệnh thường phát sinh gây hại nặng vào mùa mưa. Biện pháp phòng trừ bằng phương pháp canh tác bón phân cân đối phân hữu cơ, vinh sinh và phun chế phẩm sinh học trong thời kỳ bệnh có nguy cơ phát triển mạnh, tạo thông thoáng trong vường chè bằng cách cắt tỉa cành…
HOÀNG TUẤN