Khởi nguồn
Trà xuất hiện và thịnh hành tại Trung Hoa từ hàng nghìn năm trước đây. Theo ghi chép trong lịch sử nước này về văn hóa trà đạo thì vào khoảng năm 280 tại nước Ngô vốn thời bấy giờ là một quốc gia nhỏ bé nằm ở phía Nam Trung Quốc bây giờ. Mỗi khi có yến tiệc thì nhà vua thường bắt ép các quan uống say mới cho về. Nhưng có một vị quạn tên là Vĩ Siêu vì không uống được nhiều rượu nên vua cho người này thay rượu bằng trà. Và kể từ đó các quan đều bắt đầu dùng trà tiếp khách thay vì uống rượu.
Bên cạnh đó, lịch sử trồng trà của dân tộc này đã kéo dài 2000 năm có lẻ. Ta có thể liệt kê ra những vùng đất trồng trà nổi tiếng như: tỉnh Giang Tô, An Huy, Hồ Nam, Triết Giang, Hà Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông, Vân Nam, Thiểm Tây… Có thể phân trà thành 5 loại lớn đó là : Trà hoa, trà xanh , trà đỏ, trà ô long và trà khẩn áp. Trong đó , Trung Quốc có 3 loại trà phổ biến nhất đó là Trà Phổ Nhĩ của Vân Nam, trà Long Tỉnh của Hàng Châu và Thiết Quan Âm của Phúc Kiến. Trung Quốc cũng có rất nhiều cách phân loại khác nhau nhưng chủ yếu là phân theo 4 mùa xuân , hạ , thu và đông. Mỗi 1 mùa là có 1 loại trà khác nhau hay phân theo trà sống và trà chín. Trà sống là loại trà được phơi khô rồi mang vào sử dụng. Còn trà chín là loại trà đã được đun qua 1 lần rồi mang vào sử dụng.
Đặc biệt, ở Trung Quốc, trà là một loại thức uống hàng đầu ở bất kỳ mọi ngóc ngách. Trong nhà, ngoài phố, khi hàn huyên tâm sự hay ở những buổi hội họp quan trọng bạn sẽ luôn thấy sự hiện diện của một ấm trà.
Chưa kể, ở Trung Quốc trà còn được các đầu bếp chuyên nghiệp hàng đầu dùng để chế biến thức ăn tạo ra những món ăn ngon và lạ như trứng luộc nước trà, tôm chiên trà Long Tỉnh - một món ăn đặc sản của vùng Hàng Châu.
Sự tinh tế trong nghệ thuật trà đạo Trung Hoa
Nếu như Trà là văn hóa, thì pha trà và uống trà là một nghệ thuật. Trà ở nơi đây không chỉ là một phong tục tập quán hàng ngày, mà còn được coi là một nghệ thuật. Từ những công đoạn pha trà đến thưởng trà.
Có rất nhiều cách và công đoạn để pha thành một ấm trà hoàn thành. Để có được một ấm trà “chuẩn vị” thì chúng ta cần phải có những công đoạn chuẩn bị kĩ lưỡng và chu đáo. Tất cả các công đoạn đều cần phải có những quy định nghiêm ngặt và khắt khe.
+ Trong công đoạn chuẩn bị, trước tiên cần phải có những lá trà khỏe, thơm ngon, tươi và không dập, héo hay nát. Tiếp theo là sơ chế và sao khô trên chảo nóng rồi đem hạ thổ. Người Trung Quốc đã giải thích rằng khi hạ thổ trà sẽ được tiếp nhận dương khí của đất trời. Đây chính là công đoạn để cân bằng âm khí và dương khí cho trà.
+ Nước dùng pha trà có thể sử dụng nước mưa, nước giếng hoặc nước suối. Theo chuẩn vị người xưa họ sử dụng một mạch nước nhỏ chảy từ lòng núi chảy ra. Hoặc họ sử dụng những giọt sương mai trên những cành hoa đọng lại để trà có những hương vị ngon lạ.
+ Ấm pha trà thường dùng bằng chất liệu gốm sứ để đảm bảo giữ được nhiệt cho trà khi pha. Bên cạnh đó chất liệu này còn giữ được trà còn nguyên vị thơm ngon hơn.
+ Chén, tách trà để uống thường dùng là loại chén nhỏ vừa đủ. Chỉ nhấp môi, nhâm nhi 1-2 ngụm để chill với hương vị trà ngọt ngào, thanh mát. Chén nhỏ vừa đủ để thưởng thức hết mà trà vẫn nóng.
Không chỉ đa dạng ở cách pha trà mà mỗi vùng miền, địa phương lại có cách thưởng trà khác nhau. Mỗi khu vực đều phản chiếu lên nghệ thuật trà đạo riêng biệt. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài. Người Thượng Hải, Bắc Kinh lại thích uống tà xanh. Người dân Phúc Kiến uống trà đen và Người Hồ Nam lại uống trà gừng.
Nghi lễ, cách thức uống trà mỗi địa phương lại có phong cách khác nhau. Người Bắc Kinh mời chén trà thì chúng ta sẽ phải đứng dậy để tiếp nhận và đỡ chén trà đó. Nhớ cảm ơn trước khi nhâm nhi. Còn ở khu vực Quảng Đông, vị khách sẽ khum tay lại tiếp nhận ly trà sau đó gõ 3 tiếng lên bàn thay lời cảm ơn.
Những hình thức và nghi lễ uống trà người Quảng Đông này có từ thời nhà vua Khang Hy. Hoàng đế đã cải trang để đi vi hành. Khi rót trà mời các quan văn quan võ, vì họ không tiện cúi đầu xuống để cảm ơn nên đã gõ lên bàn ba tiếng thay lời nói. Và cũng kể từ đó, hành động này được lưu truyền đến tận bây giờ.
Những vùng trồng trà ngon thượng hạng tiến vua trong lịch sử Trung Hoa
Đất nước Trung Hoa rộng lớn, đồi chè được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Nhưng những loại trà thượng hạng thường sẽ được trồng và canh tác ở 4 vùng trà nổi tiếng sau đây:
- Vùng trồng trà Giang Nam gồm có: Chiết Giang, Giang Tây, An Duy - Hồ Nam
- Vùng trồng trà Trùng Khánh gồm có: Hà Nam, Sơn Đông và Bắc An Huy - Hồ Nam
- Vùng trồng trà Bắc An Huy - Hồ Nam gồm có: Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hải Nam
- Và cuối cùng là vùng trồng trà Tây An gồm có: Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu
Mỗi vùng trà canh tác thường chế biến ra một loại trà thượng hạng khác nhau, tạo nên văn hóa trà đạo Trung Quốc đa dạng, được cả thế giới ngưỡng mộ.
Theo lịch sử, tương ứng với 5 dòng trà, sẽ có những loại trà ngon tiến vua được tuyền chọn khắt khe theo từng vùng như:
- Lục trà nhất phẩm: Trà xanh Long Tỉnh ở Hàng Châu, Bích Loa Xuân ở Giang Tô, Lục An Qua Phiến ở An Huy - Hồ Nam hay Mao Tiêm Tín Dương ở Hà Nam
- Nói đến Hồng Trà sẽ có: Trà Kỳ Hồng ở An Huy hay Hồng Trà Điền Hồng ở tỉnh Vân Nam
- Trà ô long không thể không nhắc đến Võ Nghi Nham được trồng ở Phúc Kiến hay Trà ô long Thiết Quan Âm nổi tiếng khắp thế giới
- Ngoài ra, trà phổ nhĩ Vân Nam là một trong những dòng trà được biết đến và xem như một loại trà quý của Trung Quốc.
Có thể thấy, để có một ấm trà thơm ngon đúng điệu, chuẩn vị Trung Hoa không chỉ từ nguyên liệu tốt mà nó còn được kết hợp cùng với nghệ thuật pha trà độc đáo, tinh tế.
Văn Chung (Tổng hợp)