Mùa xuân uống trà ướp hoa
Lá trà mùa xuân thường béo và có nhiều lông trà, hương thơm tươi và cỏ, nước trà dày, dư vị lâu dài và các chất dinh dưỡng phong phú. Bản chất của trà mùa xuân là hương vị ổn định và hướng nội, tất cả những gì có lợi cho sự biến đổi muộn, và đó cũng là lý do tại sao phần lớn bạn bè trà thích trà mùa xuân.
Được biết, hương thơm của những loại trà này rất mạnh, giúp con người làm tiêu tan đi cái lạnh mùa đông còn tích tụ trong cơ thể có dịp tái sinh. Đồng thời, những loại trà có hương thơm đậm đặc có thể sản sinh dương khí đi vào trong cơ thể, làm tinh thần con người thêm phấn chấn, từ đó có hiệu quả trong việc tiêu trừ những mệt mỏi, nâng cao hiệu quả cơ năng của con người.
Mùa hạ uống Trà xanh
Theo nghiên cứu, hàm lượng tanin và caffeine cao hơn trong trà mùa hè vì ánh nắng mặt trời gay gắt. Vì vậy, nó phù hợp để được sử dụng để làm trà xanh, trà đen lên men đầy đủ vì vị đắng của trà mùa hè sẽ giảm trong quá trình lên men, do đó nhận được các đặc tính của vị ngọt ngào và hương thơm nồng mạnh mẽ.
Những loại trà xanh này có màu sắc tươi sáng, vị ngọt, có thêm chút vị đắng hàn giúp giải nhiệt, tiêu trừ nóng bức, giải độc, trừ hỏa, nâng cao tinh thần, giúp tim khỏe mạnh. Những thành phần có trong trà xanh như vitamin, axit amin và các khoáng chất vừa có vai trò trong việc tiêu thực giải nhiệt lại có thể bổ sung các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.
Mùa thu uống Thanh trà
Vào mùa thu, hương thơm trà sẽ duy trì ở mức độ lớn nhất trong quá trình tăng trưởng, hái và chế biến trà. Tuy nhiên, sự tích lũy các thành phần dinh dưỡng trong trà mùa thu tương đối ít hơn vì thời gian sinh trưởng của trà mùa thu ngắn hơn trà mùa xuân. Do đó hương vị của trà mùa thu có phần bằng phẳng.
Bên cạnh đó, mùa thu khí hậu khô hanh khiến chúng ta luôn có cảm giác miệng lưỡi khô, lúc này nên uống các loại thanh trà như trà Olong, Hồng trà, Lục trà… Nước của Thanh trà có màu vàng kim, khi uống có vị ngọt. Đặc tính của Thanh trà là trung tính, pha lẫn giữa hồng trà và trà xanh, không nóng cũng không lạnh, thích hợp với khí hậu của mùa thu.
Thường xuyên uống Thanh trà sẽ khiến da được mịn màng, ích phổi, sinh tân, tốt cho cổ họng, có hiệu quả trong việc tiêu trừ những độc tố trong cơ thể, phục hồi tân dịch, là thức uống bảo vệ sức khỏe rất tốt cho mùa thu. Cũng có thể trộn hai loại Lục trà và Hồng Trà để uống một lần rất công hiệu.
Mùa đông uống Hồng trà
Hương vị của trà mùa đông nhẹ và ngọt. Hương vị và mùi thơm của trà mùa đông mỏng hơn trà mùa xuân, nhưng trà khô có màu xanh ngọc lục bảo đẹp mắt, có mùi thơm nhẹ trong khi pha và ít đắng chát. Mặc dù hương vị không phong phú như trà mùa xuân, nhưng nó cũng mềm mại và dai nước.
Đồng thời, khí hậu lạnh mùa đông khiến chức năng sinh lý của con người suy giảm, dương khí yếu, vì thế yêu cầu của cơ thể và năng lượng đối với dinh dưỡng tương đối cao, vậy nên cần phải giữ ấm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Tính vị của Hồng trà là ngọt ấm, có protein rất phong phú, rất bổ ích cho cơ thể, giúp cơ thể sản sinh dương khí, sinh nhiệt, giữ ấm cho cơ thể, từ đó tăng cường khả năng thích ứng với khí hậu lạnh giá mùa đông.
Ngoài ra, vào mùa đông việc hấp thụ thức ăn có nhiều dầu mỡ, Hồng trà có nhiều chất Albumin (đản bach) giúp tiêu trừ cảm giác ngấy mỡ, khai vị, trợ dưỡng sinh khiến cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường một cách thuận lợi và tốt hơn.
Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi khí hậu đến mức một ngày có thể có đủ 2 mùa hoặc 3 mùa, cùng với sự đa dạng hóa ngày càng cao của các sản phẩm chè Việt, những ước lệ nêu trên đã có khá nhiều thay đổi.
Mùa xuân có thể uống trà ướp hương hoa mộc, bưởi, ngâu... nhưng cũng có thể uống trà xanh, trà oolong và hồng trà, tùy vào khẩu vị cũng như tâm trạng của người thưởng thức. Mùa hè lại ưa chuộng các loại trà pha lạnh mà có thể dùng với trà xanh trà ướp sen, Oolong… Mùa thu là giao mùa nên việc uống trà sẽ có khá nhiều lựa chọn, tổng hòa của cả mùa hè và mùa đông.
Vũ Nghi (t/h)