Nhân sâm -Trà
Theo các chuyên gia nghiên cứu, không nên vừa ăn các món ăn có nhân sâm vừa uống trà. Một số chất có trong trà có sự tương tác qua lại với nhân sâm. Từ đó, các công dụng của nhân sâm bị hạn chế, nên uống trà sau khi dùng nhân sâm khoảng 2 – 3 tiếng là hợp lý.
Nhân sâm - Hải sản
Nhân sâm và hải sản đều là những món nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu ăn cùng nhau, dễ bị ngộ độc. Các triệu chứng có thể xuất hiện như dị ứng, nôn, chóng mặt, choáng váng. Nguyên nhân là do nhân sâm thuộc nhóm đại bổ khí. Trong khi đó, hải sản có tính lạnh, thuộc nhóm đại hạ khí. Hai món này kết hợp sẽ triệt tiêu các chất bổ dưỡng, thậm chí gây hại đến sức khỏe.
Nhân sâm - Củ cải
Tương tự như hải sản, củ cải cũng là thực phẩm có tính lạnh. Nhiều người thường cho củ cải vào hầm chung với các món có nhân sâm. Cách nấu này có thể làm mất các tác dụng của nhân sâm.
Không dùng nồi kim loại để nấu nhân sâm
Nếu đang dùng các vật dụng kim loại để nấu nhân sâm, bạn nên cân nhắc thay đổi. Theo khuyến cáo, cách làm này có thể gây hại cho sức khỏe. Kim loại khi nấu có thể bị hòa tan với nhân sâm. Sự kết hợp này tạo ra một chất độc và triệt tiêu dưỡng chất trong nhân sâm.
Nhân sâm là vị thuốc đại bổ nguyên khí. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ. Nếu lạm dụng, có thể bị ngộ độc nhân sâm. Một số biểu hiện khi dùng quá liều nhân sâm như: hưng phấn quá độ, huyết áp tăng, chảy máu mũi, mất ngủ, dễ kích động, nổi mề đay. Vậy, những đối tượng không nên dùng nhân sâm?
Tuy là thuốc bổ nhưng không phải ai dùng nhân sâm cũng bổ. Nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, không nên bổ sung nhân sâm.
Người huyết áp cao: Nhân sâm có thể đem lại một số tác dụng phụ, làm tình trạng tăng huyết áp trở nên trầm trọng. Dùng nhân sâm không đúng liều lượng có khả năng đẩy huyết áp lên cao. Vì vậy, vị thuốc quý này được khuyến cáo không nên dùng cho người huyết áp cao.
Người đang mắc các bệnh xuất huyết: Nhân sâm có tác dụng bổ khí, giúp tăng tuần hoàn máu. Điều này không tốt cho người đang mắc các bệnh xuất huyết. Tình trạng xuất huyết có thể nặng hơn nếu bạn bổ sung nhân sâm.
Người bị đau bụng, đau dạ dày: Các trường hợp đầy bụng, căng tức, tiêu chảy, trào ngược dạ dày, nôn mửa đều được khuyến cáo không được dùng nhân sâm. Tác dụng bổ khí của nhân sâm trong trường hợp này sẽ làm các bệnh trên càng thêm nặng.
Người bị gan mật cấp tính: Người bị viêm gan, viêm mật, sỏi mật, đau bụng, vàng da, sốt cần tránh xa nhân sâm. Lúc này, gan mật đang bị thấp nhiệt, khí không lưu thông. Việc dùng nhân sâm càng khiến cho khí trì trệ, bệnh thêm trầm trọng.
Trẻ nhỏ: Theo khuyến cáo, trẻ bị suy dinh dưỡng, sức khỏe kém có thể dùng nhân sâm để bồi bổ. Nếu trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường thì không cần thiết dùng thêm nhân sâm. Trẻ sơ sinh không nên dùng nhân sâm. Nguyên nhân là có thể khiến hệ miễn dịch trở nên thụ động, hạn chế tiết ra kháng thể.
Bên cạnh đó, trẻ dưới 14 tuổi dùng nhân sâm có thể bị dậy thì sớm. Vì vậy, nếu muốn bổ sung nhân sâm cho trẻ, hãy nên tìm hiểu và xin ý kiến của bác sĩ.
Người bị cảm, sốt: Khi bị sốt, cần cơ thể thoát nhiệt để hạ sốt. Nếu dùng nhân sâm lúc này, tình trạng sẽ không cải thiện. Nhân sâm có tính bổ khí, khiến khí không thể phát tiết ra ngoài. Đây là lý do mà người bị cảm sốt không nên dùng nhân sâm.
Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai dùng quá nhiều nhân sâm có thể bị ngộ độc, nôn mửa, xuất huyết, thậm chí sảy thai.
Người bị xuất tinh sớm: Dùng nhân sâm có thể đem lại cảm giác hưng phấn quá độ. Vì đặc tính này, nhân sâm được khuyến cáo không phù hợp với người xuất tinh sớm.
Nhân sâm phù hợp với những ai?
Như đã biết nhân sâm kỵ gì và những ai không nên dùng nhân sâm. Vậy những đối tượng nào nên dùng nhân sâm? Với công dụng bổ khí, nhân sâm phù hợp với những nhóm người sau: Người suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, gầy yếu; Người mới ốm dậy, cần bổ sung nhiều dưỡng chất; Người bị suy giảm trí nhớ; Người thường xuyên stress, mất ngủ, căng thẳng thần kinh; Bệnh nhân ung thư.
Cách sử dụng nhân sâm
Biết được nhân sâm kỵ gì, sẽ có cách chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Nhân sâm có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món ăn, trà hoặc rượu.
Ăn trực tiếp: có thể ăn trực tiếp nhân sâm tươi; rửa sạch củ nhân sâm, thái lát mỏng và ngậm rồi nhai từ từ.
Nhân sâm ngâm mật ong: Một số người không ăn được nhân sâm tươi do mùi vị nồng đặc trưng. Thay vì ăn trực tiếp, hãy ngâm nhân sâm đã thái mỏng cùng với mật ong. Vị ngọt của mật ong sẽ giảm vị đắng, hăng của nhân sâm.
Trà nhân sâm: ngâm khoảng 4 – 5 lát nhân sâm tươi vào nước nóng và ủ khoảng 10 – 15 phút. Sau khi nhân sâm tiết ra các chất bổ, sẽ có món trà nhân sâm thanh mát và bổ dưỡng.
Rượu nhân sâm: Ngoài hãm trà, nhân sâm còn có thể dùng để ngâm rượu. Thông thường, rượu sẽ được ngâm với những củ sâm có kích thước lớn, thân dài. Rượu nhân sâm vừa bồi bổ sức khỏe, vừa là món đồ trang trí sang trọng.
Chế biến món ăn: Món ăn phổ biến nhất từ nhân sâm là gà hầm/ tần sâm. Canh gà nhân sâm thường nấu cùng táo đỏ, kỷ tử. Đây là món ăn có tác dụng bồi bổ, thích hợp cho người mới ốm dậy./.
Bùi Quốc Dũng