Thống kê giao dịch trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đã tăng điểm trong 3 phiên và 1 phiên giảm. Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index giảm 9,14 điểm, tương ứng giảm 0,73% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần tại mức 1.239,39 điểm.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 26-29/4
Ngày
|
VN-INDEX
|
Thay đổi
|
Khối lượng
|
Giá trị GD
|
29/04/2021
|
1239,39
|
+9,84(+0,80%)
|
647.160.174
|
19.300
|
28/04/2021
|
1229,55
|
+9,80(+0,80%)
|
612.697.189
|
15.409
|
27/04/2021
|
1219,75
|
+3,98(+0,33%)
|
618.169.880
|
15.459
|
26/04/2021
|
1215,77
|
-32,76(-2,62%)
|
744.944.731
|
19.295
|
Trong khi đó, sàn HNX chỉ có 1 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm. Tổng cộng cả tuần, chỉ số HNX-Index giảm 1,88 điểm, tương ứng giảm 0,66% so với cuối tuần trước và kết tuần ở mức 281,75 điểm.
Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 26-29/4
Ngày
|
HNX-INDEX
|
Thay đổi
|
Khối lượng
|
Giá trị GD
|
29/04/2021
|
281,75
|
-0,32(-0,11%)
|
121.410.281
|
2.397
|
28/04/2021
|
282,07
|
+1,51(+0,54%)
|
96.909.693
|
2.002
|
27/04/2021
|
280,56
|
-0,12(-0,04%)
|
102.397.008
|
1.716
|
26/04/2021
|
280,68
|
-2,95(-1,04%)
|
141.808.500
|
2.633
|
Thanh khoản sụt giảm mạnh, trong đó tính chung cả tuần trên sàn HOSE, khối lượng và tổng giá trị giao dịch đạt lần lượt đạt 2.623 triệu cổ phiếu và 69.463 tỷ đồng, giảm 17,62% về lượng và 16,5% về giá trị so với tuần trước đó.
Còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị lần lượt đạt 462,5 triệu cổ phiếu và 8.748 tỷ đồng, giảm 27,62% về lượng và 27% về giá trị so với tuần trước.
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán
Phiên giảm sâu đột ngột vào ngày đầu tuần 26/4 đã khiến thị trường trở nên khó đoán định hơn. Trong đó, CTCK BIDV – BSC đã đưa ra hầu hết các nhận định sai hoặc trung lập.
Cụ thể, BSC đã nhận định sai về xu hướng tăng giảm của thị trường trong 2 phiên đầu tuần ngày 26-27/4. Ngoài ra, phiên 29/4 cũng khiến công ty chứng khoán này tiếp tục mất điểm bởi trong khi VN-Index tăng khá tích cực và áp sát vùng giá 1.240 điểm, thì BSC lại cho rằng chỉ số này có thể giằng co tại khu vực 1.225 – 1.230 điểm.
Bên cạnh đó, sau những dự báo thiếu chuẩn xác, BSC đã thận trọng hơn khi đưa ra nhận định khá trung lập cho phiên 28/4, với quan điểm rằng VN-Index có thể vận động trong biên độ hẹp. Tuy nhiên, về xu hướng, trong khi thị trường vẫn giữ được nhịp tăng nhẹ thì công ty chứng khoán này lại cho rằng rủi ro giảm điểm vẫn còn.
Bên cạnh đó, CTCK Bảo Việt – BVSC cũng có tuần không mấy thành công khi hầu hết các nhận định đều thiếu chuẩn xác.
Cụ thể, sau khi dự báo sai trong phiên lao dốc mạnh ngày đầu tuần 26/4 đẩy VN-Index về mốc 1.215 điểm bởi quan điểm rằng thị trường tiếp tục hướng đến thử khách vùng kháng cự 1.255 – 1.268 điểm, BVSC đã thận trọng hơn trong những dự báo các phiên tiếp theo đó nhưng vẫn chủ yếu mang lại điểm trừ.
Theo đó, dù thị trường đảo chiều hồi phục và dần tích cực hơn về cuối tuần, nhưng BVSC đã dự báo VN-Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.200 điểm và trong phiên cuối tuần 29/4 sẽ có diễn biến giằng co.
Mặt khác, CTCK MB – MBS đã đưa ra 3 nhận định đúng và 1 nhận định sai.
Trong đó, MBS nhận định sai duy nhất phiên giảm sâu ngày đầu tuần 26/4 khi cho rằng mốc cản gần 1.300 điểm hoàn toàn có thể bị chinh phục.
Ở 3 phiên tăng còn lại, công ty chứng khoán này đều dự báo đúng xu hướng tăng của thị trường với những quan điểm như VN-Index sẽ có những phiên hồi kỹ thuật hay quán tính tăng điểm của thị trường vẫn chiếm ưu thế.
Đáng chú ý là CTCK Sài Gòn – Hà Nội – SHS với dự báo đúng khá hiếm hoi cho phiên giao dịch đầu tuần ngày 26/4 khi cho rằng xu hướng giảm có thể chiếm ưu thế.
Tuy nhiên, việc giữ quan điểm trên cho các phiên giao dịch tiếp theo từ 27-29/4 lại là điểm trừ cho SHS bởi trên thực tế, thị trường đã đảo chiều hồi phục thành công và duy trì đà tăng điểm.
Về phía các chuyên gia chứng khoán:
Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích, CTCK Sacombank đã dự báo khá đúng khi cho rằng nhiều khả năng các phiên giao dịch có biến động lớn sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn trong ngắn hạn.
Cũng đưa ra dự báo có phần khá đúng, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cho rằng, khả năng xu hướng tăng bớt tích cực hơn, những phiên tiếp theo sẽ có nhiều sự biến động mạnh trong bối cảnh sự giằng co giữa các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức bán khá mạnh nhưng lực đỡ vẫn mạnh từ các nhà đầu tư cá nhân, F0.
Trái lại, ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) lại đưa ra nhận định có phần khá trái ngược với xu hướng thị trường bởi quan điểm nhờ ộng lực một số bluechip tuần sau thị trường có thể tiếp tục xu hướng tích cực ở những phiên đầu tuần tuy nhiên mức độ bứt phá có thể sẽ không bằng những tuần trước đó.
N.T
Theo Đầu tư Chứng khoán