Những điều chưa biết về trà dây cao nguyên

Ở Việt Nam, cây chè dây khá phổ biến, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và một số tỉnh miền trung nước ta. Chè dây là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, thựờng leo và mọc chùm trên các cây bụi và cây gỗ nhỏ ở vùng đồi và ven rừng.

Thông thường chè dây được thu hái quanh năm. Song, từ tháng 4 đến tháng 10 là thời điểm “vàng” để thu hoạch chè dây rừng. Cây trà dây được hái cả lá và thân. Người hái thuốc thường chọn phần lá bánh tẻ và phần dây thân còn non. Bởi những lá già và thân già sẽ không còn nhiều nhựa (hàm lượng hoạt chất ít nên tác dụng dược lý không cao)

Sau khi thu hái chè dây rừng mang về nhà sẽ được cắt ngắn, rồi chè sẽ được ủ khoảng 8 tiếng. Cuối cùng chè tiếp tục được đem ra phơi ngoài nắng hoặc cho vào máy chuyên dụng sấy khô chè dây. Khi sử dụng chỉ cần sắc lấy nước uống hoặc pha như pha trà bình thường là có ngay một ấm trà dây vừa thơm ngon vừa giúp nâng cao sức khỏe.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bộ phận làm thuốc tốt nhất thường được thu hái, chế biến là lá bánh tẻ và phần dây non, dây còn nhỏ. Bởi những lá già và thân già sẽ không còn nhiều nhựa (hàm lượng hoạt chất ít nên tác dụng dược lí không cao).

Khâu cuối cùng, sau khi ngâm qua nước ozon, thảo dược được rửa sạch rồi sấy khô hoặc sao khô. Thoạt nhìn, chè dây khô thành phẩm thường có màu trắng như mốc trên bề mặt lá. Màu sắc này là do nhựa cây tiết ra trong quá trình sao khô chứ không phải do trà dây bị mốc.Nói về nhựa trắng, đây là thành phần quan trọng quyết định công dụng của chè dây cao nguyên. Bởi trong nhựa tập trung nhiều hoạt chất với khả năng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Theo các bậc lương y, chè dây càng tiết ra nhiều nhựa thì dược tính của chè khi phơi khô càng mạnh.

Những điều chưa biết về trà dây cao nguyên - Ảnh 1

Công dụng và cách chế biến trà dây trong việc hỗ trợ điều trị bao tử

Là một trong những thảo dược tốt nhất với bệnh dạ dày nhưng cách chế biến trà dây cao nguyên lại thực sự đơn giản. Trong thời gian cây sinh trưởng, phát triển mạnh, người ta thường đi rừng hoặc các vùng trồng trà dây cao nguyên chuyên nghiệp để cắt lấy lá và ngọn non. Trà dây được thu hái về sẽ lập tức được cắt ngắn để cho thật nhiều nhựa của chè dây chảy ra. Để đảm bảo nhựa thấm đều, người làm chè dây sẽ chộn đều (việc đảo chè cũng đảm bảo chè thành phẩm có một lớp nhựa trắng như tuyết, đều, đẹp).

Trà dây cao nguyên trộn đều xong sẽ không được đem đi phơi hoặc sấy khô luôn. Thay vào đó, người ta sẽ tiến hành ủ chè trong khoảng 8 tiếng để lớp nhựa chè chuyển thành phấn trắng, bám chặt vào cánh chè. Việc ủ chè cũng khiến các hợp chất hữu ích trong chè lên men, nâng cao công dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc và phòng trị bệnh.

Cuối cùng, trà dây cao nguyên được đem ra năng phơi hoặc sao cho đến khi khô hẳn. Trà thành phẩm đạt tiêu chuẩn phải có màu xanh nhạt, thơm dịu. Khi quan sát sẽ thấy trên mỗi đoạn lá hoặc thân trà dây khô có nhiều phấn trắng bám vào. Nhìn sơ qua nhiều người có thể lầm tưởng đây là nấm mốc. Nhưng thực tế, như đã giải thích ở trên, đây thực chất là phần nhựa chè dây rất quý giá. Do đó, trà dây khô càng nhiều phấn trắng càng được ưa chuộng và hiệu quả trong việc phòng trị bệnh.

Cách lựa chọn và sử dụng trà dây khô

Ngoài việc chú ý đến việc thu hái, chế biến chè dây cao nguyên chúng ta cần quan tâm hơn đến việc lựa chọn và sử dụng chúng.
Ngoài việc chú ý đến việc thu hái, chế biến chè dây cao nguyên chúng ta cần quan tâm hơn đến việc lựa chọn và sử dụng chúng.

Cụ thể, khi lựa chọn chè dây, người dùng cần quan sát màu sắc và phấn trắng trên các cahs chè. Nếu trà không có phấn trắng như mốc thì đó có thể không phải trà dây hoặc là trà dây nhưng chế biến không đúng, kém chất lượng.

Chọn chè dây xong là đến bước pha chế để sử dụng. Bước này cũng khá đơn giản vì dụng cụ dùng pha chè dây rất dễ kiếm. Chúng ta có thể dùng các loại ấm pha trà khô hoặc trà tươi bình thường để làm dụng cụ pha trà dây (ấm đất, ấm sứ, ấm đá, ấm thủy tinh, bình giữ nhiệt). Trong khi đó, nước pha trà dây cao nguyên phải là nước mới đun sôi khoảng, không dùng nước không đủ độ nóng. Trước khi pha cần rửa lại để đảm bảo dụng cụ pha chè sạch sẽ.

Sau khi hoàn thành các bước trên thì tiến hành cho trà vào ấm. Tùy vào loại ấm lớn nhỏ mà có thể cho số trà phù hợp theo tỷ lệ là 10 - 15g trà/ 150ml nước. Cho trà vào ấm, đổ một chút nước đun sôi vào ấm và lắc nhẹ để nước tiếp xúc đều với chè sau đó đổ bỏ nước này đi (tráng chè). Hoàn thành bước tráng trà xong người pha chỉ cần đổ nước sôi vào ấm. Đợi khoảng 10 phút cho trà dây cao nguyên ngấm là dùng được. Có thể dùng nước trà dây lúc nóng hoặc để nguội bỏ tủ lạnh dùng mát đều được.

Lưu ý khi sử dụng chè dây

Tuy nhiên, trong quá trình pha và sử dụng chè dây, người dùng cần ghi nhớ một số lưu ý như:

Liều lượng trà dây cao nguyên tối đa là 50 - 70g/ người/ ngày. Có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày nhưng không nên vượt quá lượng trà cho phép, thời điểm dùng trà tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 20 - 30 phút và đặc biệt là trước bữa sáng.

Hơn nữa, do các nghiên cứu đã chứng minh trà dây không có chất độc, không có tác dụng phụ nên có thể dùng trà dây thay cho nước để uống trong ngày mà không cần lo lắng.

Về thời điểm nóng, có thể uống ngay khi trà còn ấm hoặc uống lạnh đều được. Tuy nhiên, thời điểm uống trà dây tốt nhất là khi trà còn nóng vì các hợp chất sẽ tác động tốt hơn. Đồng thời, tuyệt đối không dùng trà đã để qua đêm, trà có dấu hiệu chuyển màu, thay đổi mùi…

Không nên sử dụng trà dây đã để qua đêm vì có thể gây chướng bụng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Không những thế, chè dây để qua đêm có nguy cơ mất đi nhiều dưỡng chất quý giá.

Di Linh (t/h)