Trà xanh
Trà xanh có thể giúp giảm tổn thương tế bào, giảm viêm và tối ưu hóa kiểm soát lượng đường trong máu. Một số hợp chất trong trà xanh, như epigallocatechin gallate, có tác dụng kích thích sự hấp thu glucose vào các tế bào cơ xương, do đó làm giảm lượng đường trong máu.
Một đánh giá của 17 nghiên cứu bao gồm 1.133 người, cho thấy uống trà xanh làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và huyết sắc tố A1c - một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu trong dài hạn. Những nghiên cứu này chỉ rõ nên uống 3 ly trà xanh mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.
Trà đen
Trà đen chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ, như theaflavin và thearubigins, có đặc tính chống viêm, chống ô xy hóa và hạ đường huyết. Nghiên cứu cho thấy uống trà đen cản trở sự hấp thụ tinh bột bằng cách ức chế một số enzyme và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Trà hoa cúc
Một nghiên cứu cho thấy những người người mắc bệnh tiểu đường, uống 150 ml trà hoa cúc pha từ 3 gr hoa cúc - 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn, trong 8 tuần đã giảm đáng kể nồng độ huyết sắc tố A1c và insulin. Trà hoa cúc không chỉ giúp kiểm soát tốt nhất lượng đường trong máu mà còn có thể giúp bảo vệ chống lại stress ô xy hóa, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường biến chứng.
Người bị tiểu đường cần chú ý điều gì?
Mặc dù nhiều loại trà có thể cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh tiểu đường, nhưng cần uống trà theo cách thúc đẩy điều chỉnh lượng đường trong máu khỏe mạnh.
Nhiều người thích thêm đường hoặc mật ong để tăng hương vị. Nhưng tốt nhất người mắc bệnh tiểu đường nên uống trà không đường. Nguyên nhân là do đường được thêm vào, làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Nếu bạn muốn thêm một chút hương vị cho trà, hãy thử vắt chanh hoặc một chút quế thay vì thêm đường.
Hoài An (Theo Healthy Line)