Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù trà xanh có hàm lượng caffeine thấp hơn so với các loại trà khác và chứa một lượng caffeine không đáng kể. Nhưng nếu uống quá nhiều trà xanh, bạn sẽ dung nạp lượng caffeine dư thừa và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh. Lượng caffein dư thừa có thể ảnh hưởng nhịp tim, mất ngủ, chán ăn, khó chịu và bồn chồn. Tránh uống quá 3 đến 5 cốc trà xanh mỗi ngày.
Trong trường hợp bạn có dạ dày dễ nhạy cảm, hãy tránh uống trà xanh hoặc chỉ uống một lượng nhỏ. Và đừng uống trà xanh khi bụng đói. Trà xanh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích và đau dạ dày. Nếu bạn gặp vấn đề về dạ dày sau khi uống trà xanh, nên thêm sữa và đường để có thể làm giảm các vấn đề này.
Gia tăng mức độ độc hại: Nghiên cứu gần đây trên loài chó cho thấy việc uống trà xanh trên dạ dày rỗng có thể gây độc ở dạ dày, gan và thận. Trong khi nghiên cứu trên con người chưa được thực hiện, để an toàn, tốt nhất bạn nên ăn trước khi uống trà xanh để giảm tác động của một số các phản ứng phụ khác của trà xanh.
Trà xanh chứa chất phenophyl có thể phản ứng với một số hóa chất trong dược phẩm. Vì lý do này, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu uống trà xanh.
Giảm hấp thu sắt: Chất catechin trong trà xanh có thể ức chế sự hấp thụ sắt vào cơ thể và có thể làm giảm hồng cầu. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các cơ quan và vùng khác nhau của cơ thể. Khi lượng tế bào hồng cầu giảm, bạn có thể bị thiếu máu. Trong trường hợp bạn đã bị thiếu máu, uống một lượng lớn trà xanh có thể xấu thêm tình trạng thiếu máu có sẵn. Để tránh điều này, hãy hạn chế uống trà xanh và ăn những thực phẩm giàu vitamin C.
Nếu bạn đang mang thai, hạn chế lượng trà xanh không quá 2 cốc mỗi ngày. Những chất axit tannic và catechin trong trà xanh có thể ảnh hưởng phát triển thai. Tránh uống trà xanh hoàn toàn trong những tháng đầu của thai kỳ, vì uống quá nhiều trà xanh có thể làm thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh. Tránh tiêu thụ trà xanh quá mức ngay cả sau khi sinh con và cho đến khi bạn ngừng cho bú sữa mẹ.
Thiếu calci: Đây là một trong những phản ứng phụ của trà xanh. Nếu bạn có thói quen uống quá nhiều trà xanh, có thể làm cơ thể tăng bài tiết calci trong nước tiểu và cuối cùng dẫn đến các rối loạn như loãng xương, nhất là ở phụ nữ. Bạn nên bổ sung calci để thay thế calci bài tiết.
Uống quá nhiều trà xanh có thể làm giảm mức testosterone trong máu của nam giới vì một số hợp chất trong trà phản ứng với testosterone và chuyển testosterone thành DHT (dihydrotestosterone) có liên quan đến tình trạng rụng tóc. Trong tất cả các phản ứng phụ của trà xanh, điều này có thể gây lo lắng hơn cho nam giới.
Dư thừa caffeine từ việc tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến áp lực cao trong mắt và làm tăng nguy cơ bị suy giảm thị lực ở những người bị tăng nhãn áp.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, uống trà xanh có kiểm soát là an toàn cho hầu hết người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về dạ dày, khả năng chịu đựng caffein thấp, thiếu chất sắt, đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tránh trà xanh. Những người thiếu máu, rối loạn đông máu, rối loạn lo âu, bệnh tim, bệnh gan, loãng xương và đái tháo đường cũng nên tránh dùng trà xanh.
Vì vậy, nên uống không quá 3 hoặc 4 cốc trà xanh mỗi ngày để thu được các lợi ích và tránh các tác dụng phụ của trà xanh. Đặc biệt, hãy uống trà xanh tươi đã được để nguội và vừa ấm. Uống trà nóng rất có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.
Di An (t/h)