Hiện nay, Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè và đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Theo thống kê của Hiệp hội Chè Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích 123 nghìn ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi.
Thiên nhiên đã ban tặng Việt Nam điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tuyệt vời, thích hợp cho cây chè phát triển. Chúng ta tự hào với những giống trà hảo hạng nổi tiếng, xuất phát từ những vùng trà nổi tiếng. Những hương vị độc đáo và hấp dẫn của 34 vùng trà Việt Nam chắc chắn sẽ làm say đắm trái tim của mọi người yêu trà trên khắp thế giới.
Vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng đồng bằng sông Hồng có 5 tỉnh và thành phố trồng và sản xuất chè với tổng diện tích là: 3.521,53 ha tương đương 2.8% diện tích trồng cả nước.
Hà Nội: Làng Nghề Chè Ba Trại (Ba Vì)
Vĩnh Phúc: Ngoài nổi danh với cây Chè Hoa Vàng còn có vườn chè xanh ở Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Quảng Ninh: Đồi chè Đường Hoa phát triển cùng thời với Tân Cương Thái Nguyên, được mang ra chiêu đãi nguyên thủ các bên trong hiệp định Paris năm 1973.
Hải Dương: Đồi chè Chí Linh
Ninh Bình: Trà hoa vàng Cúc Phương, Chè xanh Tam Điệp (Đông Sơn và Quang Sơn), Trà Sơn Kim Cúc (trà chữa đau mắt cho hoàng thái hậu Từ Dũ) ở Thung Nham
Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Vùng trung du và miền núi phía Bắc là khu vực trồng và sản xuất chè lớn của cả nước gồm 14 tỉnh với tổng diện tích là: 98.708,47 ha tương đương 78,9% diện tích trồng cả nước.
Hà Giang: Bắc Quang, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần, Hoàng Su Phì và thành phố Hà Giang.
Cao Bằng: Đồi trà Phja Đén
Bắc Kạn: Chè Shan Tuyết Bằng Phúc và Chè Hoa Vàng
Tuyên Quang: vùng chè cổ trên núi Kia Tăng (xã Hồng Thái), vùng chè Trung Phìn, Khuổi Phìn (xã Sinh Long), vùng chè Phia Chang (xã Sơn Phú, huyện Na Hang), vùng chè Khau Mút (xã Thổ Bình huyện Lâm Bình).
Lào Cai: Trà Shan Tả Củ Tỷ, Hoàng Thu Phố, Tả Thàng, Bản Liền, Trà trồng ở đồi chè Linh Dương hay Mường Khương với các huyện như Bản Xen, Lùng Vai tới các xã vùng cao như Cao Sơn, La Pan Tẩn, Tả Thàng.
Yên Bái: huyện Văn Chấn (Suối Giàng, Nậm Búng, Gia Hội, Nậm Mười, Sùng Đô, Suối Quyền và Suối Bu), Trạm Tấu (Phình Hồ), Mù Căng Chải (Púng Luông), Văn Yên và dải rác trên một số ngọn núi cao của huyện Trấn Yên (vùng Kiên Thành).
Thái Nguyên: Tân Cương, Trại Cài, La Bằng, Tức Thanh, Đại Từ
Lạng Sơn: Shan Tuyết Mẫu Sơn
Bắc Giang: Bản Ven
Phú Thọ: Bạch Hạc, Long Cốc
Điện Biên: Shan Tuyết Tủa Chùa
Lai Châu: Vùng trồng trà và Shan Tuyết ở Tam Đường, Cổ Thụ và Shan Tuyết ở Phong Thổ, Sà Dề Phìn (Sìn Hồ), Mường Tè.
Sơn La: Shan Tuyết ở Tà Xùa.
Hòa Bình: Shan Tuyết Pà Cò.
Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng bắc trung bộ có 6 tỉnh trồng và sản xuất chè với tổng diện tích là: 9.830,94 ha tương đương 7,9% diện tích trồng cả nước.
Thanh Hóa: Yên Lược, Quýt Hoi Pù Luông, Sánh Lược
Nghệ An: Thanh Chương, Shan Tuyết Mường Lống, Huồi Tụ
Hà Tĩnh: Tây Sơn, Hương Sơn, Lộc Hà
Quảng Bình: Đại Giang (Lệ Thủy)
Quảng Trị: Trà cổ thụ được trồng ở Xứ Cùa (Cam Lộ)
Huế: Làng Truồi
Vùng duyên hải – Nam Trung Bộ
Vùng duyên hải – nam trung bộ có 4 tỉnh với tổng diện tích là 107,83 ha tương đương 1% diện tích trồng cả nước.
Đà Nẵng: Vùng chè Đông Giang (chung vùng chè với Quảng Nam).
Quảng Nam: Vùng chè Đông Giang (chung vùng chè với Đà Nẵng.
Bình Định: Vùng núi Chúa, nằm giáp ranh giữa hai huyện Hoài Ân và An Lão có loại trà Cam Khổ từng được chọn để tiến vua và chè xanh Gò Loi.
Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên có 3 tỉnh Đồng với tổng diện tích là 11.517,61 ha tương đương 9,3% diện tích trồng cả nước.
Gia Lai: Biển Hồ
Đắk Nông: Gia Nghĩa
Kon Tum: Oolong Kon Plông (Măng Đen) từ năm 1998,
Lâm Đồng: Bảo Lộc, Cầu Đất
Vùng miền Đông – Nam Bộ có 3 tỉnh có trồng trà
Bình Phước: Xã Bù Đăng
Bà Rịa – Vũng Tàu: Xã Hòa Long
Đồng Nai: Xã Phú Hội