OCOP Đà Bắc – Hướng đi bền vững để phát triển kinh tế địa phương

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Hòa Bình, với nền kinh tế đặc trưng là nông- lâm nghiệp và thủy sản... Huyện Đà Bắc đã và đang tập trung thực hiện Chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm” ( OCOP) đặc trưng dựa trên thế mạnh của từng vùng, nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm, tăng thu nhập cho bà con địa phương.

OCOP Đà Bắc – Hướng đi bền vững để phát triển kinh tế địa phương - Ảnh 1 OCOP Đà Bắc – Hướng đi bền vững để phát triển kinh tế địa phương - Ảnh 2
Huyện ủy- HĐND- UBND huyện Đà Bắc được xây dựng rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. (ảnh A Trứ)

Thời gian qua, huyện xác định việc xây dựng, chuẩn hoá các sản phẩm OCOP có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, nhất là các sản phẩm nông, thủy sản của bà con. Vì vậy, huyện đã triển khai nhiều biện pháp, Chương trình nhằm xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của từng vùng gắn liền với bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua tìm hiểu, huyện Đà Bắc có 16 xã, 1 thị trấn cách thành phố Hòa Bình hơn 20km, giai đoạn 2018 - 2023, toàn huyện đã có 11 sản phẩm được công nhận đạt OCOP từ 3 sao trở lên. Tuy nhiên, qua quá trình xây dựng và phát triển một số sản phẩm do khó khăn về vùng nguyên liệu, đầu ra sản phẩm không ổn định, quy trình sản xuất còn chưa chặt chẽ nên đã ngừng hoạt động. Hiện, toàn huyện có 6 sản phẩm đạt OCOP đang hoạt động, gồm: Rượu thóc Trúc Sơn (xã Cao Sơn); lợn bản địa Tân Minh, gà đồi Tân Minh (xã Tân Minh); cá trắm đen sông Đà, cá ngạnh sông Đà, cá lăng đen sông Đà (xã Tiền Phong).

OCOP Đà Bắc – Hướng đi bền vững để phát triển kinh tế địa phương - Ảnh 3
Rượu thóc Trúc Sơn là sản phẩm OCOP đặc trưng của xã Cao Sơn nói riêng và huyện nói chung, có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. (ảnh A Trứ)
Rượu thóc Trúc Sơn là sản phẩm OCOP đặc trưng của xã Cao Sơn nói riêng và huyện nói chung, có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. (ảnh A Trứ)

Để tìm hiểu cụ thể về sản phẩm rượu thóc Trúc Sơn, chúng tôi đã đến xưởng chế biến và sản xuất rượu của Hợp tác xã (HTX) Vịnh Xuân, xã Toàn Sơn. Qua quan sát xưởng chế biến rượu của HTX được đầu tư xây dựng quy mô, phân chia thành từng khu vực trong đó ấn tượng nhất là hầm chứa rượu của HTX với các hàng chum rượu được xếp theo từng hàng dài nối với nhau thật bắt mắt. Qua câu chuyện, ông Đinh Bá Thảo Phó Giám Đốc HTX chia sẻ: "Năm 2021 sản phẩm rượu thóc Trúc Sơn đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, từ đó sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ, được người tiêu dùng tin tưởng và đón nhận. Với quy trình chế biến thủ công sử dụng trực tiếp nguồn nước suối tinh khiết từ núi rừng Trúc Sơn mà ít nơi nào có được. Sản phẩm rượu có hương vị độc đáo, thơm nhẹ… mang đậm nét văn hóa của vùng núi Tây Bắc. Mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường hàng nghìn lít rượu, từ đó, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho một số lao động tại địa phương." 

Còn với HTX đa ngành nghề Tâm Cương, xã Tân Minh được nhiều người tiêu dùng biết đến với 2 sản phẩm là: Lợn bản địa Tân Minh, gà đồi Tân Minh được xem là đặc sản của vùng cao Đà Bắc. Bà Hà Thị Tâm, Giám đốc HTX Đa ngành nghề Tâm Cương, cho biết: "HTX đa ngành nghề Tâm Cương có 17 thành viên, 53 hộ liên kết với nhau cùng sản xuất chế biến các sản phẩm từ lợn, gà… Hiện tại HTX có 2 sản phẩm chính là lợn bản địa Tân Minh, gà đồi Tân Minh đạt sản phẩm OCOP 3 sao, đang được nhiều thị trường trong nước đón nhận, nhất là tại hai thành phố lớn Hà Nội và Hải phòng."

OCOP Đà Bắc – Hướng đi bền vững để phát triển kinh tế địa phương - Ảnh 4
Các sản phẩm của HTX đa ngành nghề Tâm Cương, xã Tân Minh. (ảnh A Trứ)
Các sản phẩm của HTX đa ngành nghề Tâm Cương, xã Tân Minh. (ảnh A Trứ)

Bên cạnh các sản phẩm OCOP đặc trưng của từng vùng, huyện Đà Bắc còn triển khai phát triển nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điểm hình là mô hình phát triển kinh tế của HTX Nông nghiệp dịch vụ và cung ứng thực phẩm Đà Bắc, tại xã Tú Lý. Với mô hình này của HTX đã thu hút được nhiều các bạn trẻ, đoàn viên thanh niên tham gia, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con địa phương.

OCOP Đà Bắc – Hướng đi bền vững để phát triển kinh tế địa phương - Ảnh 5
Mô hình trồng rau của HTX được đầu tư hệ thống nhà lưới khép kín, với hệ thống tưới tự động tạo nên hiệu quả kinh tế rõ rệt. (ảnh A Trứ)
Mô hình trồng rau của HTX được đầu tư hệ thống nhà lưới khép kín, với hệ thống tưới tự động tạo nên hiệu quả kinh tế rõ rệt. (ảnh A Trứ)

Theo đại diện HTX bà Đinh Thị Thường, HTX được thành lập từ tháng 7/2023 lúc đầu có 12 thành viên, sau khi đi vào hoạt động HTX đã kết nạp thêm các thành viên, nâng tổng lên 21 thành viên. Với mong muốn có những sản phẩm nông sản sạch, an toàn đến tay ngời tiêu dùng, HTX Nông nghiệp dịch vụ và cung ứng thực phẩm Đà Bắc đã tạo ra các sản phẩm rau sạch hoàn toàn sử dụng phương pháp hữu cơ. Hiện, HTX đang là đơn vị cung ứng thực phẩm chọn gói cho hơn 20 trường học trên địa bàn huyện và trồng liên kết các sản phẩm nông sản với các xã vùng cao của bà con.

Bên cạnh trồng các sản phẩm nông sản, HTX đang tiếp tục mở rộng các loại hình du lịch nông nghiệp như: Trải nghiệm các vùng trồng rau, mở nhà hàng phục vụ ăn uống cho các đoàn đi thực tế.

OCOP Đà Bắc – Hướng đi bền vững để phát triển kinh tế địa phương - Ảnh 6
Sản phẩm rau sạch của HTX Nông nghiệp dịch vụ và cung ứng thực phẩm Đà Bắc được giới thiệu tại các Hội nghị nông sản của tỉnh. (ảnh A Trứ)
Sản phẩm rau sạch của HTX Nông nghiệp dịch vụ và cung ứng thực phẩm Đà Bắc được giới thiệu tại các Hội nghị nông sản của tỉnh. (ảnh A Trứ)

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc khẳng định: "Chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) bước đầu đã hình thành được các sản phẩm đặc trưng gắn với từng địa phương. Chương trình OCOP được lan tỏa góp phần tái cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập và ổn định đời sống người dân nông thôn."

Thời gian tới, huyện Đà Bắc xác định tiếp tục đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của địa phương nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Phấn đấu đến năm 2025 huyện có ít nhất 10 sản phẩm OCOP  đạt từ 3 sao trở lên.  Xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, từng bước mở rộng quy mô sản xuất tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi an toàn thực phẩm... thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển ổn định bền vững.

A Trứ- Duy Hưng