Phòng ngừa tình trạng “bệnh chồng bệnh” ở người cao tuổi

Là một trong những nước có tỷ lệ sống thọ cao, tuy nhiên, người cao tuổi tại Việt Nam hằng ngày đang phải đối mặt với việc mắc nhiều bệnh lý mạn tính cùng một lúc.

Tình trạng đa bệnh lý mạn tính đang gia tăng ở người cao tuổi

Khi già đi, sức khỏe có chiều hướng giảm sút và bệnh tật dần xuất hiện. Trong đó, tình trạng đa bệnh lý mạn tính (có nhiều bệnh mạn tính cùng một lúc) cũng tăng lên cùng với số tuổi. Cụ thể, người cao tuổi tại Việt Nam đang phải chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều căn bệnh. Và tỷ lệ này được dự đoán sẽ ngày một tăng thêm trong tương lai.

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 10 triệu người cao tuổi, đang là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 75,6 tuổi và đứng thứ 2 trong khu vực. Trung bình người cao tuổi Việt Nam mắc từ 3 bệnh trở lên và chủ yếu là bệnh mãn tính không lây nhiễm.

Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết, tình trạng này xảy ra có thể do vấn đề tuổi tác, môi trường ô nhiễm và đặc biệt là do lối sống không lành mạnh khi còn trẻ.

Khi tuổi còn trẻ và sức khỏe còn dẻo dai, nhiều người thường không quan tâm đến sức khỏe, thiếu vận động, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia... Điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính khi về già, có thể bệnh đã diễn biến từ 10 năm trước mà họ không hay biết.

Một số bệnh lý mạn tính thường gặp là tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thoái hóa khớp, loãng xương… Đây hầu hết là những bệnh phải điều trị suốt đời, thậm chí cần chăm sóc đặc biệt.

Nhiều trường hợp người cao tuổi thăm khám tại TCI mắc nhiều bệnh lý mạn tính cùng lúc, sức khỏe giảm sút rõ rệt (Ảnh: TCI).  
Nhiều trường hợp người cao tuổi thăm khám tại TCI mắc nhiều bệnh lý mạn tính cùng lúc, sức khỏe giảm sút rõ rệt (Ảnh: TCI).  

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính ở người cao tuổi như: thu nhập thấp, sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém; hoặc người cao tuổi phải sống cô đơn và mắc các vấn đề lo âu, trầm cảm…

Gánh nặng bệnh tật kèm theo nhiều hệ lụy không đáng có

Mặc dù phải đối mặt với "gánh nặng kép", nhưng người cao tuổi ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và có sự khác biệt giữa nông thôn hay thành thị. Độ tuổi càng cao, gánh nặng bệnh tật càng thể hiện rõ ràng thông qua nhiều hệ lụy không đáng có, thường phải chịu tổn thất về sức khỏe, tinh thần và kinh tế.

Theo đó, người cao tuổi mắc bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau đớn, khó chịu, thậm chí là tàn tật, mất khả năng lao động đi kèm với chi phí điều trị bệnh cao. Điều này khiến nhiều người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất niềm vui sống.

Với suy nghĩ mang trọng bệnh trong người sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình, nhiều người cao tuổi lựa chọn không tiếp nhận điều trị bệnh. Bệnh tật ở người cao tuổi cũng là gánh nặng cho xã hội, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

Sự tủi thân khi phải đối mặt với bệnh tật khiến nhiều người cao tuổi hình thành những suy nghĩ tiêu cực (Ảnh: Freepik).  
Sự tủi thân khi phải đối mặt với bệnh tật khiến nhiều người cao tuổi hình thành những suy nghĩ tiêu cực (Ảnh: Freepik).  

Tầm soát sức khỏe định kỳ giúp hạn chế nguy cơ “bệnh chồng bệnh”

Đa phần người Việt tìm đến bệnh viện khi các dấu hiệu bệnh đã có biểu hiện rõ rệt. Việc chủ động chăm sóc sức khỏe hàng ngày chỉ dừng lại ở việc nâng cao ý thức, chưa chuyển thành hành động. Vì vậy, để phòng bệnh cũng như "sống chung" với bệnh mạn tính khi về già, mỗi người cần có sự thay đổi về cách chăm sóc và tăng cường sức khỏe.

Phòng bệnh là yếu tố quan trọng được các chuyên gia đặt lên hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe. Theo bác sĩ Hà, mỗi người nên dự phòng bệnh tật bằng cách thăm khám định kỳ hằng năm để phát hiện bệnh lý từ giai đoạn sớm, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.

Thông qua những kiểm tra cơ bản, bạn có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể, hiểu rõ bản thân có đang thực sự khỏe không và cần bổ sung những gì để xây dựng một lối sống lành mạnh từng ngày.

Mỗi người nên dự phòng bệnh tật sớm bằng cách thăm khám định kỳ hằng năm (Ảnh: TCI).  
Mỗi người nên dự phòng bệnh tật sớm bằng cách thăm khám định kỳ hằng năm (Ảnh: TCI).  

Ngoài việc phòng bệnh từ sớm, khi về già mỗi người cũng cần biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách. Trước hết, người cao tuổi cần tuân thủ điều trị các bệnh lý do bác sĩ chỉ định, tránh bỏ dở điều trị giữa chừng.

Về chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cần những bữa ăn đa dạng, cân đối, đủ năng lượng, giàu vi chất và các chất chống oxy hóa. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cũng nên chú trọng đến việc vận động sao cho hợp lý.

Đối với người cao tuổi, tập luyện thể thao sẽ giúp tăng cường sức mạnh về tinh thần, tăng sự hứng thú trong cuộc sống, giảm sự căng thẳng trong sinh hoạt hằng ngày, kéo dài tuổi thọ. Từ đó, người cao tuổi có thể sống vui sống khỏe cùng con cháu trong những năm tháng cuối cuộc đời.

Dự phòng sức khỏe giờ đây đơn giản hơn với các gói tầm soát sức khỏe định kỳ tại Thu Cúc TCI. Các gói khám được thiết kế thông minh, đúng đích bởi đội ngũ y bác sĩ hàng đầu sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất. Chi tiết về dịch vụ tại đây.

Thông tin liên hệ:

- Cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

- Cơ sở 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

- Cơ sở 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội

Tổng đài: 1900 55 88 96

Hotline: 0904 97 0909

PV