Sẽ có những tác động tới nền kinh tế nào khi giảm 2% thuế VAT

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 72 ngày 6-5-2023 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo đó, Chính phủ nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, sau đó trình Quốc hội thông qua.

Việc giảm thuế suất thuế GTGT 2% đã được thực hiện trong năm trước và góp phần làm giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy tiêu thụ.
Việc giảm thuế suất thuế GTGT 2% đã được thực hiện trong năm trước và góp phần làm giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy tiêu thụ.

Việc giảm thuế suất thuế GTGT 2% đã được thực hiện trong năm trước và góp phần làm giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy tiêu thụ, kích thích sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm, thì thu ngân sách Nhà nước ước giảm khoảng 35.000 tỷ đồng. Đây là số tiền nhằm kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ các DN phục hồi sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Ngọc Phong, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP May BGG Lạng Giang, cho biết, Chính phủ nên áp dụng sớm và kéo dài. Cái này tạo dòng tiền rất tốt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may trong thời điểm rất khó khăn về đơn hàng.

Khi VAT giảm, người dân có thể mua hàng hóa, dịch vụ với mức giá rẻ hơn, trong khi các doanh nghiệp vui vì sức mua tăng sẽ mở ra cơ hội giải phóng hàng hóa, tái tạo dòng tiền.

Thuế VAT tất cả hàng hóa, dịch vụ từ 10% giảm xuống 8% sẽ giúp kéo mặt bằng giá hạ nhiệt. Người tiêu dùng là người trực tiếp chịu thuế VAT sẽ được hưởng lợi. Còn với đơn vị kinh doanh, khi đầu vào là xăng, điện, nước, nguyên nhiên vật liệu... được giảm thuế VAT 2% thì giá hàng hóa bán ra cũng giảm theo. Điều này sẽ khuyến khích người dân tiêu dùng, mua sắm nhiều hơn. Nhờ đó, nhà sản xuất, kinh doanh được lợi do đồng vốn quay vòng nhanh hơn.

Khi VAT giảm, người dân có thể mua hàng hóa, dịch vụ với mức giá rẻ hơn.
Khi VAT giảm, người dân có thể mua hàng hóa, dịch vụ với mức giá rẻ hơn.

Ông Phạm Hải Long, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Agrex Sài Gòn, cho biết việc giảm thuế VAT 2% sẽ có tác dụng rất lớn, tác động tới tổng cầu. Về phía người tiêu dùng, sẽ tiết kiệm được phần nào chi tiêu khi giá cả hàng hóa ổn định. Còn về phía doanh nghiệp (DN), chi phí nguyên liệu đầu vào thấp hơn, kiểm soát được giá thành sản xuất, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

“Đây là một chính sách hợp lý, cần duy trì trong bối cảnh kinh tế hiện nay và thời gian tới” - ông Long đánh giá.

Bên cạnh đó, Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, cũng bày tỏ sự vui mừng khi chính sách giảm thuế VAT sắp tới được triển khai. Thuế VAT nằm trong giá, khi giảm 2% thuế VAT sẽ giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ, kích thích tiêu dùng, giúp DN bán được nhiều hàng hơn.

“Việc giảm thuế VAT có thể khiến giảm thu ngân sách nhưng mặt được lợi có thể sẽ lớn hơn nhiều. Bởi giảm thuế VAT sẽ giúp tăng thu các khoản thuế khác như thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân; kích thích tiêu dùng, mua sắm… góp phần kích thích nền kinh tế”

Chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay doanh nghiệp đang vô cùng khó khăn khi mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh. Chỉ trong quý 1, cả nước có tới 149.000 lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng. Nên sự hỗ trợ của Nhà nước qua chính sách tài khóa là vô cùng cần thiết.

"Dự kiến, Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% cho những mặt hàng có thuế suất 10% xuống 8% vào kỳ họp gần nhất trong năm nay, thông thường là diễn ra vào tháng 5 này. Như vậy, nếu Quốc hội chấp thuận thì sẽ ban hành nghị quyết và áp dụng sớm nhất là từ tháng 6 hoặc từ tháng 7. Tuy nhiên, việc giảm thuế VAT chỉ trong 6 tháng là quá ngắn. Nên để chính sách phát huy tối đa hiệu quả, thời gian giảm thuế VAT 2% cần được kéo dài đến hết năm 2024".

Chuyên gia thuế Nguyễn Thái Sơn cho rằng việc giảm thuế suất VAT đồng loạt từ 10% xuống 8% có tác động dây chuyền đến giá cả hàng hóa dịch vụ trong xã hội. 

"VAT là thuế gián thu, tức là sắc thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, doanh nghiệp sẽ thu hộ số thuế này cho Nhà nước. Do vậy trước mắt khi áp dụng giá cả hàng hóa sẽ giảm do VAT giảm. Có thể thấy rõ nhất ở những nơi như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... vì người tiêu dùng có thể kiểm tra cụ thể mức thuế suất hàng hóa có giảm hay không trên hóa đơn. Trong khi ở những nơi như chợ truyền thống, tiệm tạp hóa... thì có lẽ phải cần thời gian để mặt bằng giá giảm dần", ông Sơn nói.

Theo các chuyên gia, nguyên tắc khi giảm thuế VAT cho hàng hóa, dịch vụ thì chỉ quy định nhóm mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, chứ không quy định hàng đó bán ở siêu thị hay chợ. Hàng hóa được bán tại chợ dân sinh, cửa hàng nhỏ lẻ, thông thường giá bán do người mua và người bán thỏa thuận đã bao gồm cả thuế. Họ cũng không biết thuế là bao nhiêu, nếu giảm VAT còn 8% thì giảm bao nhiêu tiền. Nhưng về lâu dài để cạnh tranh thì giá hàng hóa sẽ phải giảm theo nhưng sẽ có độ trễ.

Tiến Hoàng (t/h)