Tái sử dụng chai nhựa để uống nước là thói quen rất nguy hại đến sức khỏe

Những chai nhựa nước khoáng, chai nước ngọt đã sử dụng xong rồi để tái sử dụng và đựng nước uống tiếp. Rất nhiều người Việt đang có thói quen này mà theo các chuyên gia thì đây là một thói quen vô cùng tai hại, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y tế cộng đồng Canada, các nhà khoa học đến từ Đại học Calgary đã thu thập 76 mẫu nước đến từ chai của học sinh tiểu học. Trong đó nhiều chai nước thuộc loại đã được tái sử dụng nhiều lần.

Họ phát hiện ra rằng gần 2 phần 3 số mẫu nước có nồng độ vi khuẩn vượt quá giới hạn cho phép của nước uống. Những chai nhựa là nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn và các chất độc hại từ chai nhựa, Cathy Ryan, một trong những nhà nghiên cứu ghi chú.

Tái chế thành vật dụng hữu ích hơn như hộp bút, bình hoa, bình nước tưới cây, chậu trồng rau,...
Tái chế thành vật dụng hữu ích hơn như hộp bút, bình hoa, bình nước tưới cây, chậu trồng rau,...
...đừng bao giờ tái sử dụng chai nhựa cho việc uống nước mà hãy sử dụng chúng cho những mục đích khác an toàn cho bạn và an toàn cho môi trường nữa. Ảnh minh họa - IT
...đừng bao giờ tái sử dụng chai nhựa cho việc uống nước mà hãy sử dụng chúng cho những mục đích khác an toàn cho bạn và an toàn cho môi trường nữa. Ảnh minh họa - IT

Trong số các chất hóa học mà chai nhựa tiết ra, có một chất khá độc hại mang tên BPA. Theo trung tâm nghiên cứu và chính sách môi trường California, BPA có liên quan đến những vấn đề về ung thư vú và ung thư tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra, BPA cũng ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ em...

Về cơ bản, chai nhựa sử dụng một lần và không được thiết kế để có thể tái sử dụng được nhiều lần. Chất liệu của chúng sẽ hao mòn dần theo thời gian kéo theo các chất hóa học rò rỉ ra nước uống. Việc chọn chất tẩy rửa, nước ấm có thể giải quyết được bọn vi khuẩn gây hại trong chai mà nó còn làm chai nhựa tăng khả năng thẩm thấu hóa chất nhiều hơn nữa, từ đó có thể gây rối loạn nội tiết, gây rối loạn nồng độ hormone trong cơ thể. Nguy cơ này tăng lên rất nhiều nếu chai nước được đặt ở những khu vực có nhiệt độ cao hay có ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Để biết loại nào được phép dùng lại, loại nào không, hãy chú ý đến những hình tam giác được đánh số dưới đáy chai....
Để biết loại nào được phép dùng lại, loại nào không, hãy chú ý đến những hình tam giác được đánh số dưới đáy chai....

Nếu chai đó có nhãn ghi số 1 (PET hay PETE): Nó chỉ an toàn cho một lần sử dụng. Khi tiếp xúc với oxy không khí hay nhiệt độ cao (bao gồm cả ánh nắng mặt trời), những loại chai như thế này sẽ phân hủy thành những chất độc hại.

Tránh sử dụng những loại nhựa có nhãn ghi số 3 hay 7 (PVC và PC) vì đó là hai hóa chất độc hại và dễ dàng hòa lẫn vào thức ăn, nước uống hằng ngày. Sử dụng lâu dài loại chai này thậm chí có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Những chai nhựa được làm từ polyethylene (số 2 và 4) và polypropylene (số 5 và PP) phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng chúng chỉ an toàn nếu dùng để chứa nước lạnh và phải làm sạch chai nhựa thường xuyên./.

Bùi Quốc Dũng