Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh

Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa, thể thao và Thương mại xã Tức Tranh, Phú Lương (Thái Nguyên) đã diễn ra Hội thi “Bàn tay vàng” với 15 đội dự thi đến từ các xã trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 1
Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 2
Toàn cảnh Hội thi “Bàn tay vàng” năm 2023 được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa, thể thao và Thương mại xã Tức Tranh, Phú Lương (Thái Nguyên).
Toàn cảnh Hội thi “Bàn tay vàng” năm 2023 được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa, thể thao và Thương mại xã Tức Tranh, Phú Lương (Thái Nguyên).

Theo thông tin từ ban tổ chức Hội thi “Bàn tay vàng” nằm trong khuôn khổ Lễ hội vinh danh các làng nghề chè lần thứ 3 năm 2023 của huyện Phú Lương, (Thái nguyên). Hội thi gồm có 15 đội , mỗi đội có 5 thành viên tham gia và cử đại diện đội thi để giới thiệu về đội của mình cũng như thuyết minh các bước sao chè thủ công, với khối lượng 5kg chè búp tươi và tổng thời gian của phần thi này là 150 phút.

Ban giám khảo sẽ chấm điểm cho phần thi kỹ thuật sao chè tối đa 40 điểm, và phần thi chất lượng sản phẩm trà tổng điểm tối đa là 20 điểm, và cuối cùng 40 điểm dành cho việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo quản sản phẩm. Với thang điểm trên thì tổng điểm chấm cho 3 phần thi cao nhất là 100 điểm.

Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 3

Đại diện đội thi Làng nghề chè Đồng Bòng, thuyết minh về các bước chế biến chè, sau khi dệt men xong lá chè phải mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không bị gãy, phần mặt lá chè hơi dính dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rơi. Màu xanh của lá chè ban đầu giờ đã trở thành màu xanh sẫm , mùi hăng mất đi.

Công đoạn vò chè thủ công bằng tay, đã loại bỏ đi vụn chè, giúp cánh chè xoăn gọn lại, đẹp mắt. Ở bước sấy khô sẽ quyết định xem chè có ngon và cánh có đẹp hay không. Quá trình chế biến chè trên chảo rất nóng và vất vả, nghệ nhân phải dùng tay xoa, đảo chè trên trảo nóng trong thời gian lâu để cuối cùng có được mẻ chè giòn sịu, thơm ngon.

Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 4
Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 5
Các đội thi cử đại diện giới thiệu về đội của mình cũng như thuyết minh các bước sao chè với ban giám khảo.
Các đội thi cử đại diện giới thiệu về đội của mình cũng như thuyết minh các bước sao chè với ban giám khảo.
Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 6
Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 7
Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 8
Các đội thi đang thực hiện bước 1 dệt men chè bằng chảo gang, nhiệt lượng đốt từ củi, bước này là bước đầu tiên trong sao chè, có 2 người thao tác đảo chè đều đặn, để chè chín lõi và vẫn giữ  được màu xanh của lá chè.
Các đội thi đang thực hiện bước 1 dệt men chè bằng chảo gang, nhiệt lượng đốt từ củi, bước này là bước đầu tiên trong sao chè, có 2 người thao tác đảo chè đều đặn, để chè chín lõi và vẫn giữ được màu xanh của lá chè.
Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 9
Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 10
Thái nguyên: Sôi nổi hội thi “Bàn tay vàng” tại xã Tức Tranh - Ảnh 11
Bước 2: Sau dệt men các nghệ nhân bắt đầu dùng hai tay để vò xoăn cánh chè trên nia tre.
Bước 2: Sau dệt men các nghệ nhân bắt đầu dùng hai tay để vò xoăn cánh chè trên nia tre.
Bước 3: Sau khi vò xoăn cánh chè, bước tiếp theo là đưa chè vào chảo tiếp tục công đoạn sấy khô, lúc này nhiệt lượng cần nhỏ hơn so với lúc dệt men chè và vẫn được 1 người đun lửa làm sao cho lửa cháy đều, 2 người khác thao tác đảo chè đều tay để chè được khô từ từ và đều.
Bước 3: Sau khi vò xoăn cánh chè, bước tiếp theo là đưa chè vào chảo tiếp tục công đoạn sấy khô, lúc này nhiệt lượng cần nhỏ hơn so với lúc dệt men chè và vẫn được 1 người đun lửa làm sao cho lửa cháy đều, 2 người khác thao tác đảo chè đều tay để chè được khô từ từ và đều.
Trà thành phẩm sẽ được ban giám khảo cân lên và chia thành 2 phần, một phần trà khô được đóng gói hút chân không dán tem nhãn theo quy định, một phần còn lại để trong túi bóng kính trắng để ban giám khảo thực hiện đánh giá ở bước tiếp theo.
Trà thành phẩm sẽ được ban giám khảo cân lên và chia thành 2 phần, một phần trà khô được đóng gói hút chân không dán tem nhãn theo quy định, một phần còn lại để trong túi bóng kính trắng để ban giám khảo thực hiện đánh giá ở bước tiếp theo.
Bà Nguyễn Thị Ngà và thành viên ban giám khảo thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm trà theo tiêu chuẩn TCVN 3218:2012.
Bà Nguyễn Thị Ngà và thành viên ban giám khảo thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm trà theo tiêu chuẩn TCVN 3218:2012.

Bà Nguyễn Thị Ngà (đứng thứ 2 từ trái qua phải) Chủ tịch Ban chấp hành Hội chè Thái Nguyên, cho biết, điều thú vị là người đến dự thi vừa là khách vừa là chủ thể trồng, chăm sóc chè, thu hái, chế biến. Tại đây, các nghệ nhân đã mang đến những bài thuyết trình hay, hấp dẫn cùng với kinh nghiệm về kỹ thuật sao chè truyền thống của Phú Lương nói riêng, Thái Nguyên nói chung, để lại cho ban giám khảo, người xem một ấn tượng rất sâu sắc.

Trên cơ sở chấm điểm các phần thi sao chè và chất lượng trà thành phẩm, ban giám khảo chúng tôi đã họp và thống nhất đưa ra phương pháp chấm điểm cho từng tiêu chí phù hợp, khách quan, đảm bảo tính khoa học, đúng quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam. Các sản phẩm trà của các đội thi đều được đánh mã số trước khi chấm chất lượng. Trong quá trình chấp điểm các vị thành viên ban giám khảo chấm độc lập, nghiêm túc, khách quan và công tâm.

Qua Hội thi “Bàn tay vàng” góp phần quảng bá, tôn vinh sản phẩm trà Thái Nguyên nói chung và trà Phú Lương nói riêng với du khách trong và ngoài tỉnh, đây cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các làng nghề chè trên địa bàn./.

Hoàng Tuấn/VPTB