Thái Nguyên: Xã Phú Đô phát triển du lịch nông nghiệp gắn với văn hóa địa phương

Với vị trí địa lý thuận lợi, xã Phú Đô, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nằm trên tuyến cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) kết nối hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, thác Bản Giốc, hang Pác Bó - suối Lê Nin, tỉnh Cao Bằng. Phú Đô mang nhiều lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp gắn liền với văn hóa vùng miền.

Cánh đồng bên sông Cầu - Phú Đô, Phú Lương, Thái Nguyên
Cánh đồng bên sông Cầu xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Xã Phú Đô với diện tích tự nhiên 2276,93 héc ta, dân số 6,914 người với 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%, với đa dạng bản sắc văn hóa, dân tộc, cùng với diện tích chè lớn hơn 600 héc ta, tại đây có thương hiệu trà Tuấn Nhung nổi tiếng khắp vùng cùng với tài nguyên du lịch khá phong phú, mang đam tính lịch sử, địa hình địa mạo đăc trưng đa dạng của tiểu vùng trung du miền núi phía Bắc là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói.

Tiềm năng du lịch tâm linh, di sản văn hóa vật thể Đình Làng Pháng, Đình thờ Cao Sơn Quý Minh, tức vị thủ lĩnh người Tày Dương Tự Minh, người có công cai quản các tỉnh biên giới phía Bắc, thần thổ địa cai quản đất đai long mạch của làng và các vị thần linh. Ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định xếp hạng đình Làng Pháng là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngoài ra du khách đen Phú Đô còn được thưởng thức những giá trị văn hóa phi vật thể như Múa Tắc Xình, Hát Sấng cọ của người dân tộc Sán Chay...

Di sản văn hóa phi vật thể Đình Làng Pháng thờ Dương Tự Minh.
Di sản văn hóa phi vật thể Đình Làng Pháng thờ Dương Tự Minh.
di sản văn hóa phi vật thể  điệu múa tắc xình của người sắn chay
Di sản văn hóa phi vật thể điệu múa Tắc Xình của người Sắn Chay.

Với tài nguyên địa hình, địa mạo khá đang dạng như thung lũng núi đá vôi thuộc xóm Phú Thọ, dạng địa hình bát úp khu vực các xóm phía nam của xã, cách Đình làng Pháng chừng 3km là Hồ nước Cúc Lùng với diện tích rộng, xung quanh hồ được bao bọ vởi các vàn rừng và nương trà xanh ngát. Nhà văn - Minh Hằng chia sẻ, cảm nhận đầu tiên của tôi là quang cảnh xóm Phú Thọ rất đẹp, mang đặc trưng của vùng đất “nửa đồng nửa núi” tỉnh Thái Nguyên. Dải đất bằng phẳng nằm giữa hai dãy núi là nơi sinh sống của đồng bào các dân  tộc thiểu số khiến tôi nghĩ đến tiềm năng du lịch về ẩm thực, trang phục, trải nghiệm… khi được kết nối với các tour du lịch khác.

hung lũng núi đá vôi xóm Phú Thọ - Phú Đô có cảnh quan ấn tượng.
Thung lũng núi đá vôi xóm Phú Thọ - Phú Đô có cảnh quan ấn tượng.

Ông Phùng Thanh Hà - Chủ tịch UBND xã Phú Đô cho biết: “Trên địa bàn xã hiện nay có 3 HTX sản xuất chè đã được thành lập được 2 -3 năm và có một sản phẩm trà tôm nõn đặc biệt đạt OCOP 4 sao, xã Phú Đô đã về đích Nông thôn mới trong năm 2018 đến năm 2024 xã hướng đến đạt Nông thôn mới nâng cao. Định hướng của xã gắn với xây dựng các mô hình chè và du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp, đặc biệt các mô hình nông nghiệp VietGap tiến tới hữu cơ”.

Xã Phú Đô hiện có gần 700ha chè, sản lượng chè búp tươi đạt hơn 7.300 tấn /năm. Tính ra, mỗi năm người làm chè của xã cung ứng ra thị trường khoảng 20 tấn chè búp khô, giá trị trên 4 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm.

Được phù sa của dòng chảy sông Cầu bồi đắp, những nương chè ở xã Phú Đô hưởng trọn nguồn nước tự nhiên đầu tiên cho vùng đất và hệ sinh thái mát mẻ từ dòng sông giúp cho vị chè thơm ngon, ngọt hậu khiến người thưởng chè khó có thể quên được hương vị.

Những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, xã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm chè như: Khuyến khích, hỗ trợ người dân sử dụng máy sao, vò chè bằng Inox, mở rộng diện tích chè VietGAP, hỗ trợ van tưới chè người dân, xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè an toàn.

Hồ nước Cúc Lùng - Phú Đô.
Hồ nước Cúc Lùng - Phú Đô.

Ông Nguyễn Hữu Hiếu - Bí thư Đảng ủy xã Phú Đô cho biết: “Đối với xã thế mạnh là nông nghiệp trong đó sản phẩm chè là thế mạnh, địa phương luôn luôn quan tâm vì cây chè là một trong những cây trồng chủ lực của bà con nông dân. Còn đối với, vấn đề du lịch nông nghiệp vừa qua xã cũng có những định hướng liên quan tới du lịch nông nghiệp, trong năm 2022 xã cũng có tổ chức chương trình Lễ hội giới thiệu các sản phẩm trà của thế mạnh địa phương. Tuy nhiên, điều kiện của xã còn có nhiều khó khăn, để làm được mô hình du lịch nông nghiệp xã cũng có hình thành một số ý tưởng ở một số mô hình trên địa bàn xã và cũng đưa một số đơn vị về để hướng dẫn, đào tạo tập huấn cho các HTX, sau này gắn các sản phẩm chè và các sản phẩm thế mạnh khác hướng đến du lịch nông nghiệp, trong năm 2023 xã đăng ký thêm 03 sản phẩm để đạt OCOP….”.

Ông Nguyễn Hữu Hiếu - Bí thư Đảng ủy xã Phú Đô trao đổi hướng dẫn việc sản xuất chè hữu cơ với các đồng chí Đoàn thanh niên.
Ông Nguyễn Hữu Hiếu - Bí thư Đảng ủy xã Phú Đô trao đổi hướng dẫn việc sản xuất chè hữu cơ với các đồng chí Đoàn Thanh niên.

Để khẳng định thương hiệu "chè Phú Đô" trên thị trường, xã còn phối hợp với ngành chuyên môn từng bước triển khai thí điểm các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu sản xuất đến chế biến thành phẩm.

Hiện toàn xã có gần 140ha chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và nhiều diện tích chè hữu cơ. Sản phẩm trà cũng được nhiều hộ sản xuất chè cũng như các hợp tác xã ở Phú Đô đăng ký mã vạch, thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

PHI LONG - HOÀNG TUẤN/VPTB