VDSC đã tham dự ĐHCĐ bất thường của Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (GEX) tại Hà Nội vào ngày 29/12/2020. Phía nhà đầu tư có nhiều thắc mắc về kế hoạch hợp nhất Tổng công ty Viglacera (HSX: VGC) của GEX và chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư nhìn chung hài lòng với phương án tăng vốn và mức giá chào bán được đề xuất.
Kế hoạch của GEX cho năm 2021 tương ứng tỷ lệ tăng tiềm năng đối với dự báo lợi nhuận năm 2021 của VDSC nhưng cũng có rủi ro giảm đối với định giá hiện tại của VDSC cho quỹ đất của công ty, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Bộ phận phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VDSC) mới đây vừa có báo cáo cập nhật đối với Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (GEX).
Các cổ đông đã thông qua kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu nhằm phát hành 293 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó tăng vốn cổ phần từ 4,9 nghìn tỷ đồng lên 7,8 nghìn tỷ đồng. Giá chào bán là 12.000 đồng/CP (thấp hơn khoảng 23% so với giá trị sổ sách là 15.515 đồng/CP tính đến ngày 30/09/2020, và thấp hơn 42% so với giá cổ phiếu là 20.750 đồng/CP, đã được công ty giả định trong văn bản ĐHCĐ).
Đợt phát hành vốn này sẽ được thực hiện thông qua phát hành quyền mua với tỷ lệ 10:6 (10 cổ phiếu hiện hữu được mua thêm 6 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến cho đợt phát hành cổ phiếu mới là trong quý 1/2021-quý 2/2021. Dựa theo giả định của GEX cho rằng giá cổ phiếu sẽ ở mức 22.000 đồng/CP vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu điều chỉnh (giá quyền mua lý thuyết) ở mức 18.250 đồng/CP.
Mục đích của kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu. Tổng số tiền thu về ước tính đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, sẽ được sử dụng như sau: 1) 1,8 nghìn tỷ đồng cho năng lượng “xanh”; 2) 500 tỷ đồng cho dự án khách sạn-văn phòng- trung tâm giao dịch 5 sao; 3) 800 tỷ đồng cho mảng thiệt bị điện của GEX; và 4) 415 tỷ đồng cho vốn lưu động bổ sung của công ty mẹ.
Đối với các dự án năng lượng tái tạo đề xuất, công ty lên kế hoạch tài trợ cho các dự án điện gió Hướng Phùng và Gelex123 với tổng công suất là 140 MW và vốn XDCB là 5,7 nghìn tỷ đồng (không bao gồm thuế GTGT).
GEX kỳ vọng các dự án điện này sẽ ghi nhận IRR tối thiểu là 15% và bắt đầu hoạt động trước ngày 31/10/2021 để được áp dụng mức cước phí thuận lợi là 8,5 USD cent/kWh. Đối với dự án BĐS tại số 10 Trần Nguyên Hãn, khu trung tâm thương mại (CBD) của Hà Nội, GEX ước tính tổng vốn XDCB là 2,2 nghìn tỷ đồng và IRR đạt khoảng 12%. Dự án này dự kiến sẽ động thổ trong năm 2021 và bắt đầu hoạt động trong năm 2023 khi ngành du lịch dự kiến phục hồi khỏi các gián đoạn do dịch COVID-19.
GEX đặt mục tiêu hợp nhất VGC trước quý 2/2021 và bày tỏ ý định mua thêm 38,5% cổ phần của VGC với giá hợp lý. Ngày 09/10/2020, GEX công bố công ty đã mua 94,6 triệu cổ phiếu VGC nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại VGC từ 25% lên 46%. Hiện tại, GEX đang thương thảo với một số NĐT để mua thêm cổ phần với mục tiêu nắm 51% cổ phần. Nếu GEX không thể tăng thêm cổ phần, ban lãnh đạo cho biết họ sẽ tìm cách thực hiện quyền kiểm soát VGC thông qua hội đồng quản trị (HĐQT) và theo đó hợp nhất VGC với mức sở hữu hiện tại là 46%.
Kế hoạch tích cực cho năm 2021, với giả định hợp nhất VGC. GEX công bố KQKD sơ bộ năm 2020 bao gồm doanh thu đạt 17,5 nghìn tỷ đồng (+14% YoY) và LNTT đạt 975 tỷ đồng (-12% YoY). KQKD này cao hơn 33% so với kế hoạch trước đây của công ty, trong đó LNTT (theo kịch bản không hợp nhất VGC) và hoàn thành 89% LNTT dự phóng cả năm của VDSC.
Ngoài ra, công ty công bố kế hoạch năm 2021 (giả định hợp nhất VGC), trong đó doanh thu đạt 33 nghìn tỷ đồng (+89% YoY) và LNTT đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (+85% YoY). GEX kỳ vọng hợp nhất VGC trước quý 2/2021. Con số này tương ứng với 141% dự báo LNTT năm 2021 hiện tại của VDSC, và VDSC giả định rằng mục tiêu của công ty đề ra đã bao gồm khoản lãi định giá lại từ việc hợp nhất VGC (dự báo năm 2021 hiện tại của VDSC không bao gồm giả định khoản lại định giá lại).
Công ty duy trì chiến lược mở rộng thị phần trong mảng Thiết bị điện (~ 60% LNST của GEX) trong năm 2021. Năm 2020, công ty sản xuất cáp điện CAV ghi nhận tăng trưởng sản lượng bán cao ở mức 19% YoY. Ban lãnh đạo cũng cho rằng tác động tiềm năng từ giá đồng đến KQKD của CAV trong năm 2021. Dù triển vọng giá đồng tăng trong năm 2021, CAV kỳ vọng đưa ra mức giá bán thấp nhằm gia tăng thị phần.
Do đó, GEX đặt mục tiêu CAV sẽ ghi nhận tăng trưởng doanh thu khoảng 10% YoY nhưng lợi nhuận đi ngang trong năm 2021. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của CAV bao gồm Cáp điện Thịnh Phát và Cáp điện LS Vina.
Dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho CTCP Điện Gelex vào năm 2022. GEX đang làm việc với Tập đoàn Chứng khoán SSI, vốn là 1 cố vấn và đang tìm kiếm các NĐT chiến lược.
Định giá quỹ đất thấp hơn so với ước tính hiện tại của VDSC. GEX công bố đã quyết định mua quyền sử dụng đất hàng năm cho quỹ đất tại số 10 Trần Nguyên Hãn. Trong trường hợp thanh toán 1 lần, GEX công bố chi phí ở mức 1 nghìn tỷ đồng, thấp hơn con số ước tính của VDSC là 2,6 nghìn tỷ đồng.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải.
Tạ Thành