Thói quen uống trà của người Việt và những điều cần lưu ý

Với người Việt, uống trà đã trở thành một thói quen không thể từ bỏ, trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt, đã ngự trị trong tâm trí nhiều người từ bao đời nay. Tuy nhiên, một số thói quen uống trà tưởng chừng vô hại lại đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Uống trà buổi sáng

Theo trang Boldsky, uống trà vào buổi sáng sớm khi bụng còn đang trống rỗng sẽ làm xáo trộn sự cân bằng axit và kiềm của bạn. Chất theophylline có trong trà sẽ khử nước trong phân gây bệnh táo bón, các chất này còn làm rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây khó chịu cho dạ dày.

Nếu bạn vẫn hay uống trà vào mỗi buổi sáng sớm, ngay khi vừa thức dậy thì hãy dần thay đổi thói quen này, bởi chúng sẽ mang lại khá nhiều tác hại đối với sức khỏe.
Nếu bạn vẫn hay uống trà vào mỗi buổi sáng sớm, ngay khi vừa thức dậy thì hãy dần thay đổi thói quen này, bởi chúng sẽ mang lại khá nhiều tác hại đối với sức khỏe.

Đặc biệt, việc uống trà vào sáng sớm còn tạo cho bạn cảm giác chán ăn, ăn không ngon và hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Uống trà buổi tối

Caffein có trong trà có tác dụng làm cho đầu óc tỉnh táo, tạo cảm giác hưng phấn và giảm bớt mệt mỏi, điều này không có lợi cho những ai đang muốn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Ngoài ra caffeine gây lợi tiểu, khiến bạn buồn tiểu nhều hơn bình thường, dẫn đến việc không thể có giấc ngủ sâu và trọn vẹn được. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, thay vì uống trà vào ban đêm thì hãy uống một lượng vừa đủ vào ban ngày hoặc đầu giờ tối (6 giờ chiều), nó sẽ giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn.

Uống trà xanh thay nước lọc

Một số người có thói quen uống trà xanh thay cho nước lọc, điều này là không nên bởi trà xanh có thể gây mất nước của cơ thể.

Trong trà có chứa caffeine - một chất có đặc tính lợi tiểu, việc này sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa trong cơ thể.
Trong trà có chứa caffeine - một chất có đặc tính lợi tiểu, việc này sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa trong cơ thể.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cứ uống trà xanh sẽ bị mất nước, bởi hàm lượng caffein của hầu hết các loại trà là không đáng kể. Cho nên nếu chỉ uống với một lượng vừa đủ trà trong ngày (từ 3.5 - 8 tách, tương đương với 840 - 1.920 ml) sẽ không dẫn đến tình trạng mất nước.

Uống thuốc với nước trà

Uống thuốc với nước trà là một việc vô cùng nguy hiểm, bởi một số chất trong thuốc như: Amphetamine, cocaine hoặc ephedrine khi hoạt động cùng với caffeine trong trà xanh sẽ đẩy nhanh nhịp tim gây ra tăng huyết áp.

Những hợp chất trong trà xanh sẽ gây tương tác thuốc, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, ngược lại, một số dược liệu cũng có thể làm tăng tác dụng của caffeine lên nhiều lần. Chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên uống thuốc bằng trà xanh, tốt nhất hãy uống bằng nước lọc hoặc nước ấm để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất.

Uống trà lúc đói

Khi bụng đang đói mà bạn lại nạp trà vào cơ thể sẽ làm rối loạn hệ thống trao đổi chất do sự mất cân bằng của các chất axit, làm tăng axit trong dạ dày từ đó gây ra chứng ợ nóng và khó tiêu cả ngày. Ngoài ra nó còn tạo cảm giác khó chịu dạ dày, đầy bụng và không muốn ăn.

Tiếp theo là việc men răng bị ăn mòn do vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy đường dẫn đến xói mòn men răng và làm cho cơ thể bị mất nước do tác dụng xấu vốn có của caffein và theophylline có trong trà.

Uống trà lúc đói sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của dịch mật trong dạ dày của bạn, dẫn đến việc bạn thấy buồn nôn, bồn chồn và lo lắng. Vì thế việc uống trà lúc đói là tuyệt đối không nên.

Uống trà sau bữa ăn

Việc uống trà ngay sau bữa ăn không tốt cho cơ thể, thay vào đó hãy uống trà sau bữa ăn từ 30 - 45 phút.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng việc uống trà trong bữa ăn sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt, từ đó dẫn đến sự thiếu hụt theo thời gian gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bởi trong trà có caffein và một số hợp chất có thể làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất quan trọng, chính vì thế để đảm bảo việc hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất, chúng ta nên uống trà sau khi ăn hơn 30 phút.

Ăn hải sản, trứng… uống trà

Việc uống trà khi ăn hải sản sẽ gây ra những tác hại xấu đến sức khỏe, bởi vì trong trà xanh có chứa một lượng tannic acid khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan (calcium tannate) khiến hệ tiêu hóa bị kích ứng.

Bên cạnh đó, một trong những điều "cấm kỵ" khi uống trà chính là ăn chung với trứng. Bởi tannic acid có trong trà nếu kết hợp với protein có trong trứng sẽ tạo thành hợp chất làm chậm hoạt động của đường ruột, gây táo bón và tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Văn Chung (t/h)