Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, những lĩnh vực nào được ưu tiên?

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng phát triển bền vững tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các vấn đề môi trường và khí hậu đang đặt ra những thách thức lớn. Đầy mạnh mô hình này không chỉ là một định hướng, mà còn là yêu cầu cấp thiết để tăng cường năng lực cạnh tranh và đáp ứng các cam kết quốc tế như hiệp định Paris và mục tiêu Net Zero đến năm 2050.

Kinh tế tuần hoàn là nội dung mới nhưng quan trọng trong phát triển bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, nếu triển khai đồng bộ kinh tế tuần hoàn trong tất cả ngành hàng, lĩnh vực chắc chắn sẽ khó khăn. Thay vào đó cần xác định các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên để hành động hiệu quả nhất.

Với tôn chỉ "giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế," nhấn mạnh vào việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu tối đa rác thải và khí thải. Điều này không chỉ tạo đề môi trường sống xanh, sạch, mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí và đạt được sự phát triển lâu dài.

Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, những lĩnh vực nào được ưu tiên?  
Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, những lĩnh vực nào được ưu tiên?  

Tại Việt Nam, các ngành như sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ đã bắt đầu chuyển đổi sang mô hình này. Tuy nhiên, những thành tựu đáng kể mới chỉ xuất hiện tại các dự án thí điểm hoặc quy mô nhỏ. Việc mở rộng quy mô đòi hỏi có chiến lược dài hạn và các chính sách đồng bộ.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Như Quyết định số 687/QĐ-TTg năm 2022 đặt ra khung chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó nhấn mạnh vào mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhiều định hướng đã được xây dựng, như việc hỗ trợ vốn vay đối với doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ xử lý tài nguyên tái chế.

Ngoài ra, việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã tạo điều kiện pháp lý củng cáp cho các dự án kinh tế tuần hoàn. Luật này quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tái sử dụng chất thải, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân.

Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tài chính khác cũng đang đẩy mạnh các gói tín dụng xanh, nhấn mạnh đến các dự án như năng lượng tái tạo, xử lý chất thải và đô thị thông minh.

Theo các chuyên gia,  để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ba lĩnh vực chính mà Việt Nam nên ưu tiên đó là:

Thứ nhất, phát triển khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt trong triển khai các mô hình kinh doanh tuần hoàn và bảo vệ môi trường nên cần tạo ra môi trường thuận lợi cho khu vực này phát triển.

Thứ hai, tăng cường hợp tác công tư (PPP) như trong ngành nhựa để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, một thách thức lớn hiện nay. Những quan hệ đối tác này không chỉ tạo điều kiện để hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn có thể giải quyết những khó khăn trong áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn.

Cuối cùng, củng cố và cải thiện các vấn đề tài chính - yếu tố cốt lõi để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tuần hoàn, trong đó đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng. Đó là lý do mà Hà Lan đã triển khai Quỹ Đổi mới kinh tế tuần hoàn cung cấp vốn cho các dự án đổi mới trong lĩnh vực này, lấp đầy khoảng trống tài chính và hỗ trợ các doanh nghiệp hiệu quả các giải pháp tuần hoàn, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Tiến Hoàng