Cây chè trung du cổ hay còn gọi là chè ta, giống chè này được du nhập vào Thái Nguyên từ thế kỉ XX và được người dân Thái Nguyên phát triển và bảo tồn đến này nay. Giống chè trung du cổ có nguồn gốc tại tỉnh Phú Thọ nhưng khi đem về Thái Nguyên trồng lại phát triển tốt hơn và có chất lượng hơn hẳn, lý giải điều này theo hai khía cạnh.
Thứ nhất là điều kiện vi khí hậu, thổ nhưỡng thì Thái Nguyên có vi khí hậu mát mẻ, thuộc tiểu vùng trung du miền núi phía bắc, nhiệt độ không quá nóng gắt cũng không quá lạnh, ngoài ra do được bồi tụ phù sa từ dòng sông Cầu nên đất đai càng thêm màu mỡ, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất hài hòa phù hợp với sự phát triển của cây chè. Thứ hai, các nghệ nhân trồng chè tại Thái Nguyên đều dày dặn kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bài bản, đồng bộ, hiệu quả vì thế cây chè có được điều kiện chăm sóc tốt, tránh được phần lớn sâu bệnh gây hại đem đến hiệu quả kinh tế cao.
Trà trung du cổ giai đoạn đầu (khi cây còn non) có năng xuất tuơng đối cao, có thân cây khỏe, dễ chăm sóc, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu được rét, chịu nóng tốt, tuổi cây cao. Ngày nay, hầu hết giống trà này không còn được ưu tiên trồng mở rộng về mặt diện tích và chủ yếu diện tích còn lại là các gốc chè cổ nên năng xuất thấp hơn, nhưng chất lượng trà lại tốt hơn, do được canh tác hữu cơ. Để có được một kilogarm trà khô thành phẩm thì cần tới 4,5 -5kg chè tươi nguyên liệu.
Hiện nay, chè ta vẫn là giống chè được người dùng ưa chuộng bởi hương vị vô cùng đặc biệt và ấn tượng, trà có hương vị riêng mà không giống chè nào có được, sự khác biệt nữa đó là màu nước vàng óng đậm như mật ong, khi uống có vị chát mạnh ngay đầu lưỡi nhưng lại ngọt hậu sâu nơi cuống họng là trà chất lượng tốt. Cánh trà trung du hơi to, nhưng xoăn chắc, có màu xanh đen, được nhiều người yêu trà ưa chuộng và tìm mua loại trà trung du này.
Hoàng Tuấn