Trà búp tím - Độc đáo từ màu sắc tới hương vị

Trà búp tím có màu của mận chín, cuống lá non màu đỏ, có khi búp lá cũng đỏ hoặc tím. Sau khi pha, trà tím mùi thơm dịu, man mát, thanh tao rất khác biệt, vị chát nhẹ từ từ tan trong miệng sau cùng chỉ còn vị ngọt êm rất thú vị.

Loại trà lạ với sắc tím thủy chung

Trà búp tím - Độc đáo từ màu sắc tới hương vị - Ảnh 1

Trà búp tím vẫn thuộc giống trà Camellia Sinensis. Khác biệt của dòng trà này ở chỗ, lá trà có màu tím ấn tượng bởi chịu tác động vô cùng lớn từ những tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ở những nơi có độ cao trên 1000m. Dưới cơ chế đó, lá trà tự bảo vệ mình bằng cách tiết ra anthocyanin – hoạt chất có khả năng hấp thụ bức xạ tia cực tím. Vì vậy, màu tím sẽ xuất hiện ở búp trà, ở cuốn lá hoặc tím toàn thân. 

Người ta kể rằng, khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945, cứ nơi nào trồng trà búp tím nhiều thì ở đó lượng phóng xạ ít hơn hẳn những nơi khác, bởi khả năng hấp thụ bức xạ như đã nêu trên. Điều này hoàn toàn hiếm có và đặc biệt hơn các loại trà khác (các loại trà khác chỉ nổi bật ở hàm lượng EGCG chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch…). Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia “tôn sùng" trà tím, họ luôn nghiên cứu để ứng dụng trà tím trong chữa bệnh, phòng chống ung thư.

Nguồn gốc của trà búp tím gây ra nhiều tranh cãi, một số nhà nghiên cứu cho rằng giống trà này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng một số khác lại nhận định rằng chúng có xuất xứ từ Kenya hoặc Ấn Độ. Tuy nhiên Kenya chính là nơi trà tím có sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới với lịch sử trên 25 năm và họ đã đặt tên khoa học cho trà tím là TRFK 301/1. Tại Việt Nam, Phú Thọ chính là cái nôi của trà tím. 

Hương vị khó quên

Trà búp tím - Độc đáo từ màu sắc tới hương vị - Ảnh 2

Búp tím yêu cầu được chăm bón, thu hoạch và sao chế hoàn toàn thủ công, kỹ lưỡng hơn các dòng trà khác rất nhiều. Trà búp tím quý đến mức chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích trà trung du và 0,2% - 0,3% diện tích trà toàn tỉnh Phú Thọ. Mỗi năm, họ thường chỉ thu hoạch và chế biến được 10-20 kg trà tím. Chính vì vậy mà giá thành của trà tương đối cao và khó tìm mua hơn.

Trà búp tím có màu sắc đặc trưng như màu mận chín, phần cuốn lá non với màu đỏ khá sẫm và màu búp trà thường có màu đỏ hoặc màu tím. Sau khi pha, hương vị trà tím có vị chát nhẹ mà thanh tao, sau đó chuyển dần sang vị ngọt hậu đặc trưng.

Trà tím có hương thơm man mát, cùng vị ấm nồng đặc biệt, trà có vị ngon nhất khi thưởng thức ở tuần nước thứ hai, vị thơm ngon này sẽ giữ được độ thơm ngon sau 5-7 lần nước. Trà mới uống có vị chát và lưu lại vị ngọt đặc trưng sau khi uống từ 20 - 30 phút. Trà búp tím thường được làm hoàn toàn thủ công nên khi pha sẽ có một mùi vị đặc biệt thơm ngon, sắc đỏ tím sóng sánh chứ không phải màu xanh ánh vàng như trà xanh bình thường. Đưa chén chè lên môi, cảm nhận đầu tiên là một mùi thơm dịu, man mát, thanh tao rất khác biệt, vị chát của chè từ từ tan trong miệng sau cùng chỉ còn vị ngọt êm rất thú vị.

Theo phân tích của Viện nghiên cứu trà Kenya, với 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu các giống trà tím cho thấy, trong búp và lá trà tím có nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn các giống trà khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời làm chậm quá trình lão hoá ở phụ nữ, giúp các nàng giữ được vẻ thanh xuân lâu hơn. Ngoài ra, trên thế giới, người ta đã chiết xuất các chất chống oxy hóa có trong trà búp tím làm chất bảo quản thực phẩm và thuốc bồi bổ sức khỏe.

Đồng thời các nhà khoa học đã nhận thấy hàm lượng catechin trong trà tím cao hơn nhiều so với trà xanh. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa, đào thải, kìm hãm sự phát triển của ung thư, giảm kích thước khối u, chống phóng xạ.

Không chỉ độc đáo bởi hình dáng, màu sắc, mùi vị mà trà tím còn được người dân đánh giá cao bởi tính năng chữa bệnh của nó. Theo kinh nghiệm dân gian, búp trà tím là “thần dược” chữa các bệnh tiêu hóa, đường ruột, sử dụng giải nhiệt, chống lão hóa rất tốt. Từ bao đời nay, người dân ở các tỉnh trung du thường hái lá trà nói chung, trà búp tím nói riêng để đun nước tắm cho trẻ em và phụ nữ mới sinh.

Ngoài ra, trà búp tím còn giàu vitamin C - giúp tăng cường đề kháng, chống oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do, vitamin B - thúc đẩy quá trình trao đổi carbonhydrate, vitamin E - làm chậm quá trình lão hóa… “Giống trà trung du búp tím quý hiếm này nếu được phát triển sẽ tạo ra một thương hiệu riêng, một loại trà đặc biệt cao cấp không chỉ sử dụng làm nước uống mà còn có tác dụng trong y học ‘phòng và hỗ trợ chữa trị’ một số bệnh, đặc biệt là ngăn ngừa phóng xạ, chống ung thư.

Thư Trà