Tìm hiểu về trà Đài Loan
Đài Loan tại các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nhiệt độ và độ ẩm tại đây là điều kiện cực tốt để trồng trà. Đài Loan có nhiệt độ trung bình hằng năm nằm ở mức 25 đến 28 độ C. Cùng với đó là những kỹ thuật có từ xa xưa, sự phát triển về công nghệ trong nông nghiệp. Tất cả những ưu điểm này tạo điều kiện thuận lợi. Để quốc đảo này có được những loại trà hảo hạng, vang danh thế giới. Chưa dừng lại ở đây, “quốc trà” Đài Loan còn sở hữu những công thức chế biến trà độc nhất vô nhị. Giúp trà Đài Loan sau khi thành phẩm có mùi hương và vị ngon vô cùng đăc biệt.
Tương truyền rằng, giống trà Đài Loan có hoàn cảnh xuất xứ khá ấn tượng. Khoảng 200 năm trước khi luồng di dân từ những nơi khác. Họ mang theo những giống trà đầu tiên đặt chân đến xứ Đài. Từ đó, xuất hiện khá nhiều những cây trà hoang nằm rải rác tại các núi đồi. Người dân trong quá trình lao động, tìm kiếm những thứ mới mẻ đã bắt gặp những lá trà non này. Họ quyết định mang về pha uống. Điều này minh chứng rằng các giống trà này là do những người di dân mang đến.
Giống trà Vũ Di được mang từ lục địa sang hòn đảo này sớm nhất vào đời Thanh – triều Gia Khánh (1796-1820), sau đó tới đời Hàm Phong, Lâm Phượng Trì đem về giống Ô Long trồng tại Ðông Ðính, Lộc Cốc là thủy tổ của Ðông Ðính Ô Long; tới thời Thanh mạt, thì người ta mới gây giống được trà Bao Chủng và trồng được như ở An Khê giống trà Thiết Quan Âm.
Sang đời Nhật thuộc (1895-1945), chính phủ Nhật khuyến khích việc trồng trà nên thời kỳ này diện tích các vườn trà của Ðài Loan lên đến mức cao nhất (46000 mẫu tây hơn gấp đôi hiện nay), và cũng nhiều loại trà ngon được chế biến. Hai loại trà Ô Long, Bao Chủng chiếm một địa vị quan trọng trong kim ngạch xuất cảng.
Sang thời Dân Quốc, chính phủ Ðài Loan khuyến khích sản xuất trà đen (hồng trà) để bán cho các nước Âu Tây lấy ngoại tệ, và trà xanh để bán cho Hoa kiều ở các nước ngoài. Năm 1973, trà xanh chiếm 78% kim ngạch xuất cảng trà là mức cao nhất từ trước đến nay.
Trà Đài Loan mặc dù có giá thành tương đối cao tuy nhiên vẫn được một lượng lớn những người thích trà chọn lựa. Bởi lẽ hương vị và những bí quyết đặc trưng có trong trà Đài không thể tìm kiếm ở bất kỳ đâu. Điểm đặc biệt nhất của trà Đài Loan nằm ở công đoạn rang và sấy trà. Chúng giúp hương vị trà thêm ngọt thanh, thơm hương.
Rang: Rang là giai đoạn chế biến sau thành phẩm. Trà được rang trên chảo, lòng rang. Trà tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ của bề mặt rang làm hơi nước bên trong trà thoát ra nhanh hơn.
Rang sẽ giúp hương trà nguyên bản bị biến đổi và vị trà được đẩy lên. Vị chát của trà giảm, hàm lượng caffeine trong trà cũng giảm theo. Do đó, các loại trà rang bạn sẽ không phải lo lắng nước cốt trà có vị chát mạnh khi ủ quá lâu. Một ưu điểm nổi bật của trà rang đó là có hương smoky, hay còn gọi là hương khói, vô cùng dễ chịu. Với những bạn muốn tìm một loại trà có hương vị độc đáo nhưng vẫn đảm bảo về hương và vị thì nên thử qua loại trà rang này.
Sấy định hương: Phương pháp sấy khô để làm giảm độ ẩm của trà, trà được làm khô bằng không khí nóng trong lò sấy mà không tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ cao. Lò sấy được thiết kế kín, khi gặp nóng, hương trà ẩn sâu bên trong thoát ra sau đó di chuyển đối lưu trong lò. Bản chất của trà là khô, khi tiếp xúc với bất kì hương nào sẽ hút mùi hương đó. Nhờ vậy, mà hương trà càng được bộc lộ rõ rệt. Tính chất này cũng được lý giải cho hương smoky của phương pháp rang.
Một số loại trà của Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan họ dùng phương pháp sấy khô để bảo toàn được sự tươi ngon của lá trà tươi sau khi hái như trà Sencha, trà Long Tĩnh, Oolong Trắng… Sau khi sấy định hương, hương trà sẽ được đẩy lên cao nhất, cố định hương để giúp việc cảm nhận rõ nét hơn. Cũng chính nhờ đổ ẩm trong trà giảm đi, trà sẽ chiết xuất tốt hơn, vị đậm và dày hơn, bảo quản được lâu hơn.
Các loại trà Đài Loan nổi tiếng
Bao Chủng: Trà Bao Chủng Ðài Loan có hai loại, một loại là Văn Sơn Bao Chủng, một loại là Ðông Ðính Oolong. Sau khi trà phơi khô, người ta dùng giấy bản bao lại thành từng gói, hoặc bốn lượng, hoặc nửa cân vì thế nên có tên là Bao Chủng. Trà Bao Chủng có lá quăn tự nhiên, màu xanh hơi vàng. Nước trà Bao Chủng màu xanh vàng, vị thơm ngát, ngọt và có hậu vị như ướp hoa. Bao Chủng được sản xuất chủ yếu ở các quận Bình Lâm (坪林) và Nam Cảng (南港) của thành phố Đài Bắc
Trà Thiết Quan Âm: Được đặt theo tên Phật Quan Âm, loại trà này cũng có nguồn gốc từ Phúc Kiến và là danh trà Trung Hoa, nhưng hiện được trồng phổ biến ở Đài Loan, đặc biệt là ở khu vực Miêu Không ở Đài Bắc. Trà có hương hoa lan nồng rất đăc trưng, màu sắc tươi sáng. Đây là loại trà được lên men nhẹ nên có vị tươi và uống có cảm giác sảng khoái gần giống với trà xanh.
Trà Kim Tuyên: Đây là loại trà được giới trẻ ưa thích, nước trà có màu vàng ánh, mùi thơm như có pha sữa, pha trộn với hương hoa hoặc trái cây, uống vào có hậu ngọt nên được những người thích trà có hương thơm ưa chuộng. Trà Oolong Kim Tuyên hiện nay được trồng nhiều nên đâu đâu cũng có. Người ta phân biệt Kim Tuyên dưới đồng bằng và Kim tuyên trồng trên núi cao, hương vị có khác nhau ít nhiều.
Trà Oolong Tứ Quý: Tứ Qúy là một giống lai từ chủng Oolong cổ điển, là giống trà được sử dụng rộng rãi nhất trong “The Three Daughters of Taiwan” (Ba loại trà Oolong giúp trà Đài Loan trở nên nổi tiếng). So với các loại trà núi cao khác được trồng ở khu vực cao hơn và cho thu hoạch 2 lần trong năm vào mùa xuân và cuối thu, thì trà Oolong Tứ Quý được trồng ở độ cao thấp hơn và thu hoạch quanh năm mà vẫn mang hương vị hoa tươi “mùa xuân”. Chính vì thế nên trà có tên gọi là Oolong Bốn Mùa (Tứ Qúy) và có mức giá dễ chịu. Đây là một loại trà với màu nước vàng sáng óng ánh, hương thơm nhẹ nhàng của hoa cỏ, mang lại cảm giác ấm áp và dư vị ngọt ngào sạch sẽ thanh thoát. Trà có lớp vị đa dạng, được tinh tế mở ra sau mỗi lần thay đổi nước.
Trà Thúy Ngọc: “Thúy” là một nhân vật Trung Quốc cổ đại biểu thị cho màu xanh lam của “lông chim bói cá” - một trong những màu sắc được ưa chuộng tại Trung Quốc, và “Yu” có nghĩa là “ngọc bích”. Màu xanh của loại trà này có tông màu từ xanh lục bảo đến ngọc bích. Đây là loại trà được biết đến với hương hoa phong phú, đôi khi mang hương quế hoặc hoa đào, hay mùi hoa cà, hoa sen… tất cả phụ thuộc vào thời điểm nó được hái, nơi nó được trồng và thời tiết. Các bậc thầy về trà ở Đài Loan mô tả Kingfisher Jade là một loại trà có “hương thơm tự nhiên mạnh mẽ của hoa dại” và hương vị của “trái cây tươi”.
Bạch Hào Ô Long (Đông Phương Mỹ Nhân): Là loại trà đặc biệt của riêng Ðài Loan, còn gọi là trà ở trong trà (trà trung chi trà). Người ta kể rằng cách đây hơn một trăm năm các vườn trà Ðài Loan bị một giống rầy phá hại chỉ trừ các mầm cây không bị ăn. Nông dân hái những búp trà sấy khô không ngờ lại được người mua ưa chuộng. Cho đến bây giờ loại trà quí nhất vẫn là trà hái vào tiết Ðoan Ngọ, đã bị rầy cắn, vì vậy loại trà này không thuần sắc mà có cả trắng, xanh, hồng, vàng xen lẫn với nhau. Trà ngon là loại nhiều lông trắng, có lẫn cả cành, cả lá, nước pha ra màu vàng nhạt, uống vào có vị đậm, hơi ngọt, thường có hương thơm như cam chín hoặc mật ong. Bạch Hào Ô Long còn có tên gọi là Đông Phương Mỹ Nhân (Oriental Beauty).
Hoài Anh