Trà Đông trùng Hạ thảo Banikha của Dược Thảo Thiên Phúc bị xử phạt 35 triệu đồng

Công ty cổ phần Dược Thảo Thiên Phúc, mức phạt: 35.000.000 đồng (Ba mươi lăm triệu đồng) về hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà Đông trùng Hạ thảo Banikha.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà Đông trùng Hạ thảo Banikha quảng c áo khi chưa được cấp phép
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà Đông trùng Hạ thảo Banikha quảng c áo khi chưa được cấp phép

Nhận được phản ánh của báo chí và qua quá trình xác minh, Cục An toàn thực phẩm phát hiện Công ty cổ phần Dược Thảo Thiên Phúc (địa chỉ: Thôn Phú Thọ, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội) quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà Đông trùng Hạ thảo Banikha vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Ngày 06/05/2021 Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số15/QĐ-XPVPHC đối với Công ty cổ phần Dược Thảo Thiên Phúc, mức phạt: 35.000.000 đồng (Ba mươi lăm triệu đồng) về hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà Đông trùng Hạ thảo Banikha trên website: https://www.duocthaothienphuc.vn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm. Cùng với hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc Công ty cổ phần Dược Thảo Thiên Phúc tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm

Trên thị trường TPCN hiện nay, hơn 70% số thực phẩm chức năng được tiêu thụ ở nước ta là hàng sản xuất trong nước, hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu. Năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 doanh nghiệp đăng ký và đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng. Số sản phẩm được lưu hành trên thị trường là 63 sản phẩm. Đến năm 2017, có tới gần 4,190 công ty đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng. Số lượng sản phẩm được lưu hành cũng lên tới hơn 10.930 sản phẩm. Nếu không có sự quản lý tốt trong việc quảng cáo loại sản phẩm này, hệ lụy sẽ vô cùng lớn.

Quảng cáo là hoạt động cần thiết nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng; tạo thêm nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quảng cáo còn là hoạt động mang tính văn hóa và ngành kinh tế quan trọng.

Vì thế, việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, hoàn thiện pháp luật quảng cáo là một yêu cầu cấp bách, vì đó không chỉ là sự thích ứng cần có của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà còn là cách tăng cường sự biểu đạt các giá trị thẩm mỹ, văn hóa, xã hội ở lĩnh vực kinh tế này.

Huy Đức