Với tình yêu mãnh liệt dành cho nhiếp ảnh và may mắn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, Hoàng Anh đã tích lũy được những kiến thức vững chắc trong quá trình học tập tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh và thử thách bản thân thông qua nhiều lần đi sáng tác, tiếp xúc cùng các anh chị nghệ sĩ tên tuổi, và được xem nhiều ảnh của các anh chị ở tòa soạn Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống.
Trước đó, Hoàng Anh đã tham gia cuộc thi về Nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2020 và vinh dự đạt giải Nhì với tác phẩm "Tuệ Lâm - Bước đột phá cho nông nghiệp Quảng Bình" - một bộ ảnh ghi lại vườn sâm ở vùng quê Quảng Bình, huyện Bố Trạch, đây cũng là một trong những dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp của cô. Kể cả trong việc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, các tác phẩm của Hoàng Anh đã nhận được đánh giá cao từ hội đồng chấm thi và đạt kết quả là thủ khoa chuyên ngành Nhiếp ảnh báo chí.
Tuy nhiên, với Hoàng Anh, việc chụp ảnh về Quảng Bình không chỉ đơn thuần là một việc sáng tác ảnh nghệ thuật. Mà đó là cách thể hiện lòng tri ân và đóng góp cho mảnh đất này đã sinh ra và nuôi dưỡng cô nên người. Với lòng kiên nhẫn và sự đam mê, Hoàng Anh đã vượt qua hàng trăm km để tìm kiếm những góc khuất, những địa điểm khó chụp, một địa danh nổi tiếng. Ví dụ, việc Hoàng Anh đi một mình trên chiếc xe máy để đến với làng Du lịch Tân Hoá, vượt qua cổng trời Cha Lo và đã đi đến Hang Va - đòi hỏi cô gái trẻ ấy phải vượt qua không ít khó khăn để thực hiện niềm đam mê của mình.
Tác phẩm mang tựa đề “Vòng xoay thời gian” giải A ra đời. Trần Phan Hoàng Anh kể khi cô và gia đình đi chơi thì tình cờ phát hiện một công trình đồ sộ và hiện đại nhất Quảng Bình. Cô bắt đầu lên kế hoạch cố gắng ghi lại hình ảnh này bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh. Ngày chụp đầu tiên cô gặp khó khăn khi không được phép vào công trường chụp ảnh, cô không từ bỏ mà hoàn thành tác phẩm bằng cách chụp từ bên ngoài, đứng xa bên bờ Đông, tận dụng ánh hoàng hôn và mặt trời làm điểm nhấn. Tuy vậy, chụp ra tác phẩm cô vẫn thấy thiếu đi sự sống động và nhộn nhịp công trường trong các bức ảnh của mình.
Ngày thứ hai Hoàng Anh trực tiếp gặp giám đốc dự án trình bày xin được chụp ảnh về công trình, cô đã nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ giám đốc. Cô đã sử dụng kỹ thuật phơi sáng để thể hiện sự sống động và nhộn nhịp tranh thủ thời gian không quản ngày đêm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thể hiện là những cái cần cẩu đang quay và ánh điện trên các trụ cầu sáng rực, các xà lan và những thợ hàn đang làm việc hối hả.
Hoàng Anh cho rằng, cảm xúc là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, chứ không hẳn chỉ là thiết bị và kỹ thuật. Có nhiều khoảnh khắc Hoàng Anh có thể nhìn thấy nhưng người khác thì không, bởi người nghệ sĩ khác những người bình thường là có cảm xúc đặc biệt và tư duy hình ảnh tốt để tạo ra tác phẩm mà mình mong muốn.
Hoàng Anh muốn muốn đóng góp cho quê hương và xã hội thông qua nhiếp ảnh. Thông qua cuộc trò chuyện này cho Hoàng Anh cảm ơn tất cả anh chị báo đài đã phóng vấn và mời cô trò chuyện, chia sẻ câu chuyện của mình. Hoàng Anh trân trọng cảm ơn tất cả những người yêu thích nhiếp ảnh đã xem tác phẩm của mình./.
Bùi Quốc Dũng