Chị đã dành trọn 30 năm trải nghiệm tất cả các vai trò của người làm công tác giáo dục: Từ một cô giáo giảng dạy văn học đến một tác giả viết sách giáo dục, một nhà nghiên cứu, ứng dụng thực hành sư phạm trên các sản phẩm giáo dục, một giảng viên cao cấp đến người tổ chức và kiểm duyệt các bản thảo viết cho giáo dục.
Hành trình vươn lên đỉnh cao
Xuất phát điểm từ giáo viên dạy văn cấp trung học cơ sở, cô giáo Nguyễn Thị Hậu tiếp tục học văn bằng hai Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ năm 1997 đến năm 2000. Ngay từ những năm 1997 đến 2005, chị đã nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI. Cho đến nay, các sáng kiến đã thực sự đi vào chỉ đạo của CTGDPT2018 và SGK mới.
Con đường nghiên cứu ứng dụng dạy Ngữ văn không tách rời với đặc trưng thể loại là một đề tài cô giáo dành tâm huyết khiến cô tiếp tục học cao học và nhận tấm bằng Ths chuyên ngành lí luận văn học của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ năm 2004. Không ngừng nâng cao trình độ và học tập nghiên cứu, Ths Nguyễn Thị Hậu đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ chuyên ngành lí luận văn học vào năm 2010.
Từ năm 1990 đến năm 2010 là hành trình đi tìm con chữ để đổi mới nâng cao chuyên môn dù chỉ để dạy cho một lớp 40 học sinh nhưng chị không ngừng nỗ lực viết các sáng kiến kinh nghiệm, viết sách tham khảo đổi mới giảng dạy. Chính sự đào tạo của hai lĩnh vực chuyên ngành Sư phạm văn và lý luận văn học nên nhiều công trình nghiên cứu về giảng dạy môn Ngữ Văn được đánh giá cao. Những dự án, chương trình mà cô viết ra luôn gần và thiết thực với nhu cầu thay đổi và phát triển với nhiều thế hệ học sinh phổ thông Việt Nam, đồng thời, gần gũi và dễ ứng dụng với đội ngũ giáo viên giảng dạy. Điều quan trọng chị đã tìm ra hướng giảng dạy môn Ngữ văn vừa khoa học, dễ tiếp cận, vừa chuyên sâu khiến giáo viên và học sinh dễ tiếp nhận và thành công.
Từ năm 2010, sau khi bảo vệ luận án TS Ngữ văn, chị vẫn tha thiết được trực tiếp đứng lớp. Với chị, học tiến sĩ là nhu cầu để nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ giảng dạy chứ không xác định học lấy bằng cấp để được thăng tiến. Điều hạnh phúc của chị là các nghiên cứu ứng dụng của chị có học sinh trực tiếp thụ hưởng giá trị và thành công.
Không chỉ nghiên cứu, viết sách và ứng dụng trên học sinh của mình, chị đã mở nhiều khóa đào tạo KỸ NĂNG NGHE, NÓI, ĐỌC, VIẾT cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Từ năm 2010 đến nay, những thành quả nghiên cứu ứng dụng của chị đã thực sự đem lại thương hiệu CÔ GIÁO HẬU khiến chị liên tục nhận được nhiều lớp học do chính phụ huynh tổ chức mời dạy.
Bước ngoặt nghiên cứu giáo dục
Khi đã đủ vững về lý luận, mạnh về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu, chị đón bắt cơ hội thay đổi chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa của Quốc hội năm 2013. Chị quyết định chuyển công tác về Viện nghiên cứu chương trình giáo dục. Từ đây, những năm tháng âm thầm dành trọn thời gian nghiên cứu tích lũy tri thức khoa học, giáo dục trên thế giới của chị đã tạo nên một sự chuyển biến khác biệt của một cô giáo trường THCS. Các mô hình nghiên cứu chương trình giáo dục các nước, các mô hình SGK, Sách tham khảo trong nước và thế giới được chị tích lũy trở thành vốn quí trong hành trình nghiên cứu giáo dục của chị.
Kết hợp với vốn lý luận văn học được trang bị bài bản, năm 2018 đã thực sự là một bước ngoặt lịch sử với chị khi CTGDPT2018 đi vào xã hội. Chủ trương dạy học theo định hướng phát triển năng lực người dạy và người học đã chính thức công bố. Từ đây, tất cả những năm tháng âm thầm nghiên cứu tích lũy tri thức của chị không bị lãng phí. Nó thực sự cần huy động cả hai thế mạnh của chị: GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VĂN HỌC. Cả hai đang hòa vào nhau tạo nên thế mạnh vững chắc của một chuyên gia giáo dục, TS lý luận văn học Nguyễn Thị Hậu. Một loạt các công trình nghiên cứu từ năm 2010 đến nay được chuyên thành bản thảo sách tham khảo, sách nghiên cứu giảng dạy trong nhà trường có giá trị.
Bước đột phá ngoạn mục trong chuyển đổi giáo dục số
Đổi mới thức thời và nghị lực, TS nguyễn Thị Hậu bước sang tuổi 50 khi giáo dục chuyển sang dạy học online do đại dịch Covid-19 hoành hành. Ngay từ những buổi đầu tiên, chị đã sử dung zoom để dạy học trực tuyến, hội họp, trao đổi công việc…Từ những trải nghiệm, chị nhận thấy sự sao nhãng trong học tập online của học sinh nên tự mình đã học quay video, giảng dạy bằng video qua các kênh youtube và mạng xã hội Facebook, Zalo, FG… hàng nghìn tiết dạy miễn phí trên kênh CÔ GIÁO HẬU do chính chị tự làm từ A đến Z. Hàng ngàn học sinh đến học miễn phí qua các kênh và phòng zoom chị mở. Số lượng học viên tham gia rất đông, con số lên tới 7.000 người nên đây không đơn thuần là những buổi đào tạo nhỏ lẻ mà nó đã đến tầm của một dự án giáo dục cộng đồng.
Dự án phát triển năng lực sư phạm tiếp cận CTGDPT 2018 và SGK mới
Năm 2021,TS Nguyễn Thị Hậu tham gia chuyển đổi từ hoạt động cá nhân đơn lẻ thành một dự án giáo dục phát triển bền vững nhằm đồng hành, chia sẻ cùng thầy cô giáo phát triển năng lực sư phạm đáp ứng tiếp cận với CTGDPT 2018 và lộ trình thay SGK mới. Dự án này dành tặng cho quý thầy cô giáo có mong muốn phát triển bản thân với mục tiêu lý tưởng sống đẹp. Bên cạnh đó là tri ân các thầy cô giáo có sứ mệnh đồng hành cùng dự án, duy trì và phát triển đam mê, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và cộng đồng.
TS Hậu cho biết: Đối tượng mà TS Hậu hướng đến thứ nhất là những sinh viên sư phạm cho đến những thầy cô giáo sắp về hưu. Đối tượng thứ hai được thụ hưởng dự án là các em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3. Đối tượng thứ ba là tất cả các phụ huynh học sinh. Đối tượng thứ tư là các giáo viên tự do bên ngoài xã hội… Dự án hướng đến những đối tượng cụ thể với hướng giảng dạy, phát triển giáo dục bền vững trên định hướng của CTGDPT 2018.
TS Nguyễn Thị Hậu đã góp phần xây dựng một khung chương trình đào tạo hệ thống từ cơ bản đến chuyên sâu, từ kiến thức đến kỹ năng, phương pháp giảng dạy… trong bốn năm thay sách 2021 - 2025. Với tâm đức của người hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, TS Nguyễn Thị Hậu đã cống hiến hết mình cho chương trình đào tạo miễn phí các chuyên đề cơ bản từ tiếp cận hiểu chương trình tổng thể, chương trình bộ môn đến xây dựng kế hoạch, mục tiêu dạy học đạt chuẩn chương trình. Trong thời gian tới, TS Nguyễn Thị Hậu trực tiếp đào tạo các chuyên đề chuyên sâu phát triển nhiều chương trình giáo dục phù hợp, đáp ứng nhu cầu của cả người dạy cũng như người học.
Nhã An