Từ 01/07, bốn thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực

Xuất phát từ thay đổi tiền lương cơ sở, từ ngày 1-7 tới đây sẽ có nhiều thay đổi với chính sách BHYT mà người dân cần biết.

Từ ngày 1-7-2024, có bốn thay đổi về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực, với mục tiêu cải thiện hệ thống bảo hiểm y tế, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân, và điều chỉnh phương thức tính toán và đóng BHYT sao cho phản ánh đúng nhu cầu và khả năng chi trả của người tham gia.

Thẻ bảo hiểm y tế được tích hợp vào thẻ căn cước

Theo Điều 22 Luật Căn cước, từ ngày 1/7/2024, thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước theo yêu cầu của công dân. Thẻ căn cước tích hợp thông tin BHYT sẽ có giá trị tương đương với việc cung cấp thông tin qua giấy tờ trong các thủ tục hành chính, dịch vụ công, giao dịch và hoạt động khác. Nhờ đó, người dân có thể dùng thẻ căn cước để khám chữa bệnh và thực hiện các thủ tục về BHYT.

Công dân có thể yêu cầu tích hợp thông tin thẻ BHYT khi cấp, cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước. Thông tin này sẽ được truy xuất bằng thiết bị chuyên dụng.

Nhiều loại giấy tờ trong đó có thẻ BHYT được tích hợp vào thẻ Căn cước. (Ảnh minh họa)
Nhiều loại giấy tờ trong đó có thẻ BHYT được tích hợp vào thẻ Căn cước. (Ảnh minh họa)

Thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh - sinh viên

Từ ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tiền lương. Do đó, từ thời điểm này sẽ có hướng dẫn mới về mức đóng cũng như mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh - sinh viên. Theo Điểm e, Khoản 1, Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo tháng như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Thay đổi mức đóng thẻ bảo hiểm y tế, mức hưởng chi phí khám chữa bệnh

Hiện nay, mức đóng BHYT được tính theo mức lương cơ sở; người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh mà chi phí khám chữa bệnh với chi phí thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được BHYT trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Mức lương cơ sở đang áp dụng tại thời điểm này là 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết Nghị quyết 104/2023/QH15, Quốc hội đã chính thức thông qua thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, bãi bỏ chế độ tiền lương tính theo mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024.

Như vậy, kể từ thời điểm này, mức đóng BHYT và mức hưởng chi phí khám chữa bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng theo sự thay đổi của lương cơ sở. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản chính thức quy định mức đóng thẻ BHYT cụ thể từ ngày 01/07/2024.

Nhiều loại giấy tờ trong đó có thẻ BHYT được tích hợp vào thẻ Căn cước. (Ảnh minh họa)
Nhiều loại giấy tờ trong đó có thẻ BHYT được tích hợp vào thẻ Căn cước. (Ảnh minh họa)

Bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1/7/2024, Khoản 2 Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định rằng người tham gia lực lượng này sẽ được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT. Trong đó, Điều 23 Luật này nêu rõ, người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ tiền đóng BHYT và bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 24 hướng dẫn thêm rằng, nếu người tham gia bị ốm đau, tai nạn, chết hoặc bị thương khi thực hiện nhiệm vụ và đã đóng BHYT, họ sẽ được chi trả từ quỹ bảo hiểm theo quy định.

Điều 24 Luật này hướng dẫn thêm, khi người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ đã tham BHYT và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Nếu chưa tham gia BHYT mà bị ốm đau, tai nạn, bị thương thì sẽ được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh.

Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

- Từ đủ 18 tuổi đến 70 tuổi; người trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã.

- Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Đang không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính.

- Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học.

- Đang thường trú/tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

- Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

Bảo hiểm y tế (BHYT) mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương được thực hiện. Theo quy định mới, mức đóng và hưởng BHYT sẽ có sự thay đổi, giúp đảm bảo chi phí khám chữa bệnh phù hợp với thu nhập và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình và học sinh - sinh viên. Chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và sự tham gia của các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự càng khẳng định vai trò quan trọng của BHYT trong việc bảo vệ sức khỏe và an sinh xã hội.