Thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 16 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025, cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lâm Bình có chuyển biến tích cực, chăn nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa.
Theo đó, sản lượng lương thực của huyện hàng năm đạt trên 17.000 tấn. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản đạt gần 572 tỷ đồng, chiếm 41,1% cơ cấu kinh tế, trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp 62,5%, giá trị sản xuất lâm nghiệp 29,3%, giá trị sản xuất thủy sản 8,2%.
Từ tập trung thực hiện cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa, đến nay, toàn huyện có 1/5 trang trại tổng hợp được vay hỗ trợ lãi suất 500 triệu đồng theo Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; 512 hộ được vay vốn theo Nghị quyết số 12 của HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi với tổng số tiền trên 25,4 tỷ đồng.
Gia đình ông Nguyễn Văn Nhật, hộ hội viên nông dân ở thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can có gần 01 ha đất vườn, trước đây gia đình chỉ trồng một số loại cây ăn quả, trồng ngô, sắn phục vụ chăn nuôi nhưng năng xuất và hiêu quả không cao.
Được sự quan tậm của cấp ủy, chính quyền, Hội nông dân xã hỗ trợ về giống cây rau Bò khai, năm 2017 gia đình ông đã đưa cây Bò khai vào trông trên diện tích đất vườn đồi xen lẫn với cây ăn quả. Sau hơn hai năm chăm sóc đến nay cây rau Bò khai của gia đình ông đã phát triển rất tốt. Bình quân mỗi tháng gia đình ông thu hái từ 5 đến 8 lần mối lần thu được từ 5 đến 10 kg, rau sau khi thu hái về gia đình đem bán cho các hộ làm du lịch công đồng ở trong xã và cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn ở địa phương…
Ông Nguyễn Văn Nhật cho biết: Nhiều khách du lịch sau khi được thưởng thức món rau Bò khai tại các cơ sở homestay họ đã tìm đến tận vườn thăm quan và đặt mua thường xuyên với gia đình. Cùng với trồng rau Bò khai ông còn trồng thêm rau Giảo cổ lam và đào ao nuôi các loại cá đặc sản phục vụ khách du lịch. Từ mô hình trồng rau và nuôi cá đặc sản đã giúp gia đình ông có thêm một khoản thu nhập ổn định.
Được biết, Hội Nông dân xã Lăng Can có 11 chi hội với 952 hội viên, tỷ lệ hội viên sản xuất nông nghiệp là 68,9%. Để giúp hội viên nông dân sản xuất nông nghiệp phát triển các sản phẩm trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao, Hội Nông dân xã Lăng Can đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi là đặc sản có lợi thế ở địa phương như: rau Bò khai, Lơn đen, Vịt suối, Dê núi, cá…
Để hội viên có vốn đầu tư phát triển, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi là đặc sản của địa phương, Hội Nông dân xã Lăng Can đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng phát Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp cho hội viên vay vốn hơn 30 tỷ đông để đầu tư thực hiện các mô hình phát triển kinh tế từ các loại cây, con đặc sản của địa phương.
Đến nay đã có nhiều mô hình phát triển rất tốt, đã trở thành sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch, mang lại hiệu quả cho hội viên nông dân. Cùng với các loại cây trồng, vật nuôi là đặc sản của địa phương, hiện nay Hội Nông dân xã Lăng Can cũng đang thực hiện Dự án chăn nuôi trâu vỗ béo tại thôn Nà Khà và thôn Làng Chùa, bước đầu cho thu nhập mỗi hộ từ 15 đến 20 triệu đồng/năm.
Cùng với đó, Hội còn thực hiện Dự án từ nguồn Qũy hỗ trợ nông dân với số vốn 300 triệu đồng cho 10 lượt hộ hội viên tham gia vay để đầu tư chăn nuôi trâu.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã Lăng Can cũng vận động hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển cả về quy mô, chất lương, chủ động liên kết với các doanh nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương tạo thành vùng chuyên cạnh cây trồng, vật nuôi là đặc sản của địa phương tạo thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên thị trường.
Với việc chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cụ thể hóa các cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng Homestay, đồng thời phát huy hiệu quả tiềm nằng của địa phương, tích cực vận động nông dân liên kết mở rộng quy mô phát triển các loại cậy trồng, vật nuôi là đặc sản có giá trị kinh tế cao sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp gắn với kinh tế du lịch phát triển bền vững.
Tạ Thành