Uống trà Shan tuyết mùa đông

Là một trong những đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho vùng núi rừng Tây Bắc, vào mùa đông, trà Shan tuyết được rất nhiều dân trà sành sỏi ưa thích, người thưởng trà bị mê hoặc bởi hương thơm gọi là “chất núi rừng” trong từng chén trà, vị chát nhè nhẹ, vị ngai ngái mùi khói bếp, màu nước thì vàng đẹp và trong.

Trà Shan tuyết (hay chè Shan tuyết) là loại trà thuộc dòng trà xanh, búp trà được phủ một lớp lông tơ bên ngoài màu trắng như tuyết nên người dân gọi là chè tuyết, nếu viết đầy đủ thì là trà Shan tuyết cổ thụ (Nguồn ảnh: LoctanCuong)
Trà Shan tuyết (hay chè Shan tuyết) là loại trà thuộc dòng trà xanh, búp trà được phủ một lớp lông tơ bên ngoài màu trắng như tuyết nên người dân gọi là chè tuyết, nếu viết đầy đủ thì là trà Shan tuyết cổ thụ (Nguồn ảnh: LoctanCuong)

Theo kể lại, những cây chè có tuổi thọ từ 200 đến 300 năm tuổi, có cây đến 2 người ôm không xuể…nên người dân thường gọi là “cụ trà Shan tuyết, lão trà Shan tuyết”. Còn những cây từ 20 - 40 tuổi thì nhiều vô kể, người ta còn gọi là “tiểu thụ”, những cây tiểu thụ là 1 là do người dân thêm, 2 là những hạt của những cây cổ thụ rơi xuống đất tự đâm chồi nảy lộc.

Khác với các loại trà khác, bạn thấy các loại trà như trà ở Thái Nguyên, trà Lâm Đồng…đều nhỏ bé, cao tầm ngang ngực là chủ yếu, khi hái người dân cũng chỉ đứng dưới đất mà hái chứ không như loại trà Shan tuyết … Để hái trà Shan tuyết người dân phải trèo lên cây, lên cành để mà hái rất vất vả (đối với những cây tầm trên trăm tuổi).

Ngoài sự khác biệt từ ngoại hình, nơi sinh sống, nguồn gốc… mà khi nhắc đến trà Shan tuyết là phải nhắc đến hương vị đặc trưng của nó…Vị trà shan tuyết rất thanh, mang đậm hơi thở của vùng cao Tây Bắc, màu nước vàng sánh như mật, khi nhấp một ngụm sẽ cảm nhận ngay mùi thơm ngai ngái của khói bếp đặc trưng mà bất kì ai thưởng thức cũng sẽ dễ dàng bị “khuất phục”. Trà shan tuyết không chỉ là biểu tượng của vùng núi cao Tây Bắc mà còn là niềm tự hào của văn hóa trà Việt ta.

Trong không khí hơi se lạnh, vào một buổi sớm tinh mơ, vừa được thưởng thức ấm chè Shan tuyết vừa được nghe những câu chuyện xoay quanh thứ chè đặc sản này, từ khâu chế biến cho đến cách pha, cách thưởng thức thì còn gì tuyệt vời bằng.

Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.

Cách pha trà Shan tuyết ngon chuẩn vị
Cách pha trà Shan tuyết ngon chuẩn vị

Để pha được một ấm chè Shan tuyết ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị.

Khâu đầu tiên quan trọng nhất phải tráng chè để cánh chè ngấm và đồng thời loại bỏ các bụi còn bám lại sau công đoạn chế biến. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ 5 - 10 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-1000C, nguồn nước pha trà phải dùng nước mưa hoặc nước lọc tinh khiết. Khi rót chè, chỉ rót mỗi chén một ít. Xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Nếu rót đầy từng chén một sẽ có chén nhạt, chén đậm và khiến người uống không thưởng thức được đủ hương vị.

Trà Shan tuyết không chỉ là thức uống có vị ngọt đặc trưng của mật ong tinh khiết hay núi rừng Tây Bắc mà đây còn được xem là một loại dược liệu quý giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh tật nhờ vào công dụng tuyệt vời của nó.

Nhân Lê