Yên Bái: Thu giữ 700 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Làm việc với cơ quan chức năng, Trần Tiến Dũng khai nhận mua số thuốc lá điện tử trên thu mua từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, sau đó quảng cáo bán sản phẩm thuốc lá điện tử trên trang facebook cá nhân và chủ yếu bán tại thành phố Yên Bái.

Trong những năm trở lại đây, việc mua, bán thuốc lá điện tử chủ yếu diễn ra trên mạng xã hội facebook và nhằm vào đối tượng thanh, thiếu niên.

Để thu hút người sử dụng, các đối tượng quảng cáo thuốc lá điện tử có tác dụng cai nghiện thuốc lá truyền thống, không gây hại, kèm theo đó là nhiều chiêu thức bán hàng trên mạng xã hội nhằm vào giới trẻ như: giá thành rẻ, tạo xu hướng thời thượng cho sản phẩm, thiết kế sản phẩm hiện đại, bắt mắt, đa đạng kiểu dáng và kích thước; nhiều hương vị…. tạo ấn tượng cho thanh thiếu niên về sản phẩm, tạo động lực thúc đẩy sử dụng.   

Yên Bái: Thu giữ 700 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc - Ảnh 1

Đáng lo ngại, hiện nay đối tượng mua và sử dụng các sản phẩm này phần lớn là các em học sinh ở độ tuổi từ 12 - 18 tuổi.

Các sản phẩm thuốc lá điếu điện tử, các sản phẩm có hàm lượng nicotin, chất kích thích như thuốc lá đang được trẻ hóa và lan rộng trong thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của các em học sinh. Khuyến cáo người tiêu dùng nhất là các bậc phụ huynh, cha mẹ học sinh có con em đang độ tuổi đi học lưu ý, cảnh giác trước tình trạng sử dụng các sản phẩm thuốc lá điếu điện tử hiện nay.

Mới đây, gần 700 sản phẩm thuốc lá điện tử kinh doanh trên tài khoản Facebook cá nhân vừa được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT Yên Bái tạm giữ để điều tra làm rõ.

Theo đó, ngày 05/4/2021, tại tổ 2, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Yên Bái tiến hành kiểm tra địa điểm kinh doanh thuốc lá điện tử do Trần Tiến Dũng, sinh năm 1993, thường trú tại Phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái làm chủ.

Yên Bái: Thu giữ 700 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc - Ảnh 2

Qua xác minh ban đầu, tại đại điểm kinh doanh của ông Dũng đang bày bán 368 đầu đốt thuốc lá điện tử các loại; 279 POD thuốc lá điện tử các loại; 44 Máy đốt tinh dầu thuốc lá điện tử; 190 lọ tinh dầu sử dụng thuốc lá điện tử. Toàn bộ số hàng trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Làm việc với cơ quan chức năng, Trần Tiến Dũng khai nhận mua số thuốc lá điện tử trên thu mua từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, sau đó quảng cáo bán sản phẩm thuốc lá điện tử trên trang facebook cá nhân và chủ yếu bán tại thành phố Yên Bái.

Đội Quản lý thị trường số 2 đang phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ xử lý vụ việc vi phạm. 

Thuốc lá điện tử nhập lậu đã được Bộ Y tế  khuyến cáo là sản phẩm gây hại sức khỏe cho người sử dụng. Để xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu, đề nghị Chính phủ và các Bộ sớm ban hành khung pháp lý điều chỉnh quy định thuốc lá điện tử là hàng cấm như thuốc lá điếu nhập lậu khác.

Lan Anh