Anh Trần Văn Tam tiếp và giới thiệu với chúng tôi về xã những năm gần đây được sự đồng thuận của các cấp và bà con, địa phương phát triển mạnh điện - đường - trường - trạm.
Đặc biệt đổi mới nông thôn hiện đại hoá, nông thôn hoá (nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về sản xuất). Đưa các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của bà con trên các tiêu chí xuất khẩu và nhiều HTX ra đời tạo công ăn việc làm, cũng như sản phẩm tạo nên thương hiệu của địa phương.
Xã có 3 Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định; có 03 sản phẩm OCOP (Chè Bát Tiên đặc sản Hưng Khánh 04 sao; Chè xanh Hưng Khánh 03 sao, Măng khô xé sợi Hưng Khánh 03 sao).
Có mô hình kinh tế, mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm, có ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã; sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử; Sản phẩm được cấp mã vùng trồng; Triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường).
Năm 2022, xã Hưng Khánh được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
Tập trung đẩy mạnh thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện của tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo đúng định hướng.
Phát triển mở rộng vùng nguyên liệu đối với các cây trồng chủ lực như cây tre măng Bát Độ, chè Bát Tiên. Hướng dẫn, khuyến khích người dân sản xuất sản phẩm có giá trị cao mang tính đặc trưng của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa; thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông thôn.
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở các cấp học. Chú trọng giáo dục toàn diện, củng cố kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập bậc trung học; phát huy công tác khuyến học, khuyến tài, động viên, khen thưởng nhằm khuyến khích, tạo động lực cho các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học và các em học sinh phát huy cao nhất năng lực trong công tác, cống hiến, dạy và học.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn bên cạnh những thuận lợi, trong thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao xã Hưng Khánh phải đối mặt với thách thức của một xã miền núi. Đồng thời, xã có địa hình không bằng phẳng, đồi núi cao nguy cơ sạt lở và lũ quét làm thiệt hại đến sản xuất.
Duy Hưng/ VP Tây Bắc