Đất nền hạ nhiệt, biệt thự liền kề tăng mạnh
Tháng 4/2022, trong khi nhu cầu tìm mua hầu hết các loại hình bất động sản có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, như nhà riêng giảm 9%, đất nền giảm 8%, thì biệt thự, liền kề lại ghi nhận lượng quan tâm tăng trung bình 7% trên cả nước.
Nhiều tỉnh có lượt tìm kiếm loại hình này tăng mạnh, nổi bật là Quảng Nam tăng đến 167%, Hưng Yên tăng 43%, Khánh Hòa tăng 18%, Quảng Ninh tăng 14%. Nguồn cung biệt thự, liền kề toàn quốc cũng tăng 17%.
Cùng chiều với lượng quan tâm, giá bán biệt thự, liền kề cũng tăng đáng kể, đặc biệt là tại các quận, huyện ở Hà Nội và TP.HCM. Giá rao bán biệt thự, liền kề tại Gia Lâm, Hoàng Mai, Hoài Đức (Hà Nội) tăng lần lượt là 82%, 46%, 39%. Chỉ số này ở Tân Bình, Quận 7, Quận 9 (TP.HCM) cũng ghi nhận mức tăng 60%, 35% và 25%.
Lý giải “sức nóng” của loại hình biệt thự, liền kề, ông Nguyễn Quốc Anh nhận định, trước những thông tin về lạm phát, người mua bất động sản hiện nay ưu tiên những sản phẩm bất động sản có nhu cầu mua bán, cho thuê cao, có lịch sử thanh khoản và sinh lời tốt. Biệt thự, liền kề là một trong những loại hình bất động sản tăng giá tốt và có tỷ lệ giao dịch thành công cao nhất trong năm 2021 nên tiếp tục thu hút lượng quan tâm lớn.
Đối với phân khúc chung cư, dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn cho thấy chung cư tại các đô thị lớn vẫn đang trên đà tăng giá. Giá rao bán trung bình của chung cư Hà Nội và TP.HCM trong 4 tháng đầu năm 2022 tăng lần lượt là 9% và 3,4% so với trung bình giá cả năm 2021.
Trước đó, trong báo cáo quý I/2022, Batdongsan.com.vn cũng công bố các phân khúc chung cư Hà Nội có mức giá rao bán trong 3 tháng đầu năm tăng từ 5% đến 8% so với trung bình giá năm 2021, còn chung cư TP.HCM tăng từ 3% đến 4%.
Theo batdongsan.com.vn, xét về nguồn cung và lực cầu, trong tháng 4/2022, Hà Nội chứng kiến lượng quan tâm tăng đối với tất cả các phân khúc chung cư so với với tháng 4/2021. Trong đó, chung cư cao cấp tăng cao nhất, ở mức 21%, chung cư bình dân tăng thấp nhất, ở mức 5%. Lượng tin rao bán căn hộ cao cấp cũng tăng 13% trong khi lượng tin đăng chung cư bình dân giảm 3% so với tháng 4/2021.
Vĩnh Long có Khu đô thị sinh thái du lịch Cồn Chim 73 ha
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim, thuộc phường Trường An, TP Vĩnh Long.
Phía bắc và đông giáp sông Cổ Chiên. Phía nam giáp sông Cái Cam, sông Cái Côn. Phía tây giáp phường Tân Ngãi.
Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 72,52 ha; dân số khoảng 8.525 người.
Quy hoạch dự án có tính chất là khu đô thị mới, khu tổ hợp dịch vụ thương mại phía tây trung tâm TP Vĩnh Long. Đồng thời, đây là khu vực phát triển du lịch trên chuỗi du lịch sông Mê Kông, tổ hợp đầu mối du lịch sông Cổ Chiên gắn với cù lao An Bình.
Về quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng của khu vực quy hoạch, đất dân dụng (đất nhà ở liên kế, đất ở tái định cư, đất nhà ở xã hội, đất trường học, cây xanh, giao thông, đất thương mại - dịch vụ…) có diện tích hơn 50,7 ha, chiếm 69,91%.
Đất ngoài dân dụng (đất khách sạn nghỉ dưỡng, đất du lịch nghỉ dưỡng, đất cây xanh sử dụng hạn chế, đất tín ngưỡng) diện tích hơn 12,13 ha, chiếm 16,73% và đất mặt nước có diện tích 9,69 ha, chiếm 13,36%.
Về quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, không gian trọng tâm là không gian mặt nước, cây xanh, điểm nhấn là khu công trình khách sạn, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, cáp treo và các công trình hỗn hợp có tầng cao tối đa 20 tầng nằm ven sông Cổ Chiên.
Công trình công cộng đơn vị ở và đất thương mại dịch vụ cao tối đa từ 3 đến 5 tầng, được phân bổ đều trong khu đô thị.
DOJI muốn đầu tư tổ hợp thương mại dịch vụ và nhà ở gần 4.300 tỷ đồng tại Huế
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, liên danh CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI – Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJI Land – CTCP TNHH Đầu tư Bất động sản Blue Star là doanh nghiệp duy nhất đăng ký thực hiện dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp – Tố Hữu, TP Huế.
Diện tích đất sử dụng hơn 18,2 ha, được thực hiện trên các khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp – Tố Hữu thuộc phường An Đông và phường Xuân Phú, nằm trong khu A – Đô thị mới An Vân Dương.
Dự án sẽ xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở với dự kiến khoảng 160 căn nhà ở dạng thấp tầng và khoảng 2.100 căn hộ chung cư, dân số dự án khoảng 9.000 người.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, liên danh CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI – Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJI Land – CTCP TNHH Đầu tư Bất động sản Blue Star là doanh nghiệp duy nhất đăng ký thực hiện dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp – Tố Hữu, TP Huế.
Diện tích đất sử dụng hơn 18,2 ha, được thực hiện trên các khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp – Tố Hữu thuộc phường An Đông và phường Xuân Phú, nằm trong khu A – Đô thị mới An Vân Dương.
Dự án sẽ xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở với dự kiến khoảng 160 căn nhà ở dạng thấp tầng và khoảng 2.100 căn hộ chung cư, dân số dự án khoảng 9.000 người.
Đầu tư ra sao trong giai đoạn thị trường BĐS khó khăn?
Thị trường bất động sản (BĐS) giai đoạn này được đánh giá trải qua thật nhiều khó khăn. Nguồn cung các dự án căn hộ tiếp tục khan hiếm. Theo ghi nhận từ CBRE Việt Nam, nguồn cung căn hộ tại TP HCM liên tục lao dốc từ năm 2021 và duy trì sự khan hiếm trong quý I năm nay. Đại diện CBRE Việt Nam cho biết ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề cấp phép từ năm 2019, quỹ đất ngày càng hạn chế và tâm lý thận trọng của thị trường sau khi trải qua hai năm dịch bệnh dẫn đến nguồn cung tạm thời hạn chế trong ngắn hạn.
Ngoài ra, thị trường cũng tồn tại vấn đề: nguồn cung thiếu hụt nhưng giá lại leo thang. Giá căn hộ, nhà phố, biệt thự ngày càng tăng cao. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, giá căn hộ trong quý I đã tăng 8% theo năm, tương đương gần 55 triệu đồng/m2. Còn DKRA Việt Nam thống kê, nguồn cung nhà phố/biệt thự khu vực TP HCM và các tỉnh lân cận trong 3 tháng đầu năm giảm 41% cùng kỳ, chỉ đạt chưa đầy 2.600 căn. Ngược lại, giá bán sơ cấp tăng 3 - 5%, riêng Đồng Nai tăng đến 8 - 12% so với qúy trước.
Về thị trường, tình trạng sốt đất xảy ra ở nhiều địa phương, kéo dài từ Bắc vào Nam. Tình trạng phân lô bán nền cũng diễn ra sôi động, đặc biệt tại các địa phương có quy hoạch hạ tầng như Quảng Nam, Lâm Đồng, Quảng Trị, Đà Nẵng... Để ngăn chặn tình trạng sốt đất, nhiều địa phương đã cấm phân lô bán nền, tạm dừng tiếp nhận và giải quyết thủ tục đất đai đối với các khu vực đã quy hoạch để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm...
Về nguồn vốn, tín dụng, trái phiếu vào bất động sản bị siết lại. Trong tháng 4, không doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu. Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) lo ngại nếu ngay lập tức "siết chặt" cả nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp thì thị trường và các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và cả các tổ chức tín dụng... đều có thể gặp khó khăn, rủi ro. Các dự án đang triển khai dang dở sẽ gặp khó, từ đó càng khiến nguồn cung trên thị trường trở nên khan hiếm.
Phân khúc nhà ở vẫn là cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá bán vượt quá khả năng chi trả thì các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc. Các chủ đầu tư cũng nên cân nhắc phát triển các dự án có tính thanh khoản cao, đảm bảo tiến độ, phù hợp với đa số nhu cầu người dân.
Chuyên gia của Savills cho rằng thị trường BĐS còn đang diễn biến phức tạp vì ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới và khó khăn từ dịch Covid-19. Ông kỳ vọng thị trường nên được điều tiết lại, nhà đầu tư nên tính toán kỹ lưỡng khi sử dụng đòn bẩy tài chính để giảm áp lực nợ vay.