Trà xanh
Một số hợp chất trong trà xanh như epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng kích thích hấp thụ glucose vào các tế bào cơ xương, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Uống trà xanh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, có thể uống 4 tách trà xanh mỗi ngày.
Trà đen
Trà đen chứa các hợp chất bao gồm theaflavin và thearubigin có đặc tính chóng viêm, chống oxy hóa, hạ đường huyết. Người bệnh đái tháo đường uống 3-4 tách mỗi ngày đem đến có lợi ích đáng kể.
Trà hoa dâm bụt
Cánh hoa dâm bụt chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol bao gồm axit hữu cơ và anthocyanin. Người bệnh đái tháo đường thường có kèm theo huyết áp cao, uống trà dâm bụt giúp kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, trà hoa dâm bụt có thể tương tác với một vài loại thuốc điều trị huyết áp. Vì vậy, trước khi sử dụng, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Trà quế
Quế là loại gia vị phổ biến có đặc tính chống đái tháo đường. Quế góp phần làm giảm lượng đường trong máu theo một số cơ chế bao gồm làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu, tăng cường hấp thụ glucose vào tế bào, thúc đẩy độ nhạy insulin.
Trà lá dâu tằm
Ít ai biết rằng lá dâu tằm có chứa một hoạt chất gọi là DNJ (1-deoxynojirimycin) – chất giúp ức chế enzym phân giải carbohydrate trong ruột, từ đó làm chậm hấp thu đường vào máu. Trà lá dâu được xem là một trong những lựa chọn an toàn, không gây tác dụng phụ và rất phù hợp với người lớn tuổi.
Trà nghệ
Nghệ có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm. Curcumin là hoạt tính chính trong nghệ có thể kiểm soát lượng đường trong máu nhờ cải thiện độ nhạy insulin và tăng hấp thụ glucose ở các mô. Bổ sung curcumin có thể giảm đáng kể lipid máu, giảm tổn thương tế bào, mức độ hợp chất gây viêm và cải thiện chức năng thận.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, chống lại tình trạng stress oxy hóa, bởi mất cân bằng có thể dẫn đến các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Những người thường xuyên uống trà hoa cúc có mức độ chất chống oxy hóa tăng đáng kể.