Phú Thọ: Bức tranh xây dựng nông thôn mới trên quê hương Thắng Sơn

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, Đảng bộ và Nhân dân xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đang từng bước khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để chung sức, đồng lòng xây dựng xã nông thôn mới (NTM). Đã mang lại những kết quả quan trọng, thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Tiếp tục phương châm “xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”.

Người dân khu Giếng Ống chung sức, đồng lòng thi công đường giao thông nông thôn.
Người dân khu Giếng Ống, xã Thắng Sơn chung sức, đồng lòng thi công đường giao thông nông thôn.

Thắng Sơn là xã miền núi của huyện Thanh Sơn, cách trung tâm huyện 20 km về phía Tây Nam, xã có 8 khu dân cư. Diện tích đất tự nhiên: 1.326,77 ha. Phía Bắc giáp xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn và Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy; phía Đông giáp Trung Thịnh, Trung Nghĩa huyện Thanh Thủy; phía Tây giáp xã Cự Đồng và Hương Cần; phía Nam giáp xã Phượng Mao, Yến Mao huyện Thanh Thủy.

Trong đó, tổng số nhân khẩu trong xã Thắng Sơn là 4.027/962 hộ. Trên địa bàn xã có 2 dân tộc chính sinh sống là dân tộc Kinh và dân tộc Mường, dân tộc Mường chiếm trên, còn lại là các dân tộc khác. Xã được chia thành 8 khu dân cư. Nghề nghiệp chính của nhân dân trong xã là làm nông nghiệp, phát triển kinh tế đồi rừng và phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

 Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ xã có 14 đồng chí, trong đó có 05 đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy xã, Đảng bộ xã bao gồm 14 chi bộ (trong đó 8 chi bộ nông thôn và 3 chi bộ Nhà trường, 01 chi bộ Y tế và 01 chi bộ Công an và 01 chi bộ quân sự). Tổng số Đảng viên đến thời điểm tháng 7 năm 2024 là 259 đảng viên, mật độ dân số 3,03 người/km2.

Về diện tích đất nông nghiệp 1.105,46 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 563,23 ha; đất lâm nghiệp 513,11 ha; đất nuôi trồng thủy sản: 27,69 ha; đất nông nghiệp khác 1,14 ha. Đất phi nông nghiệp: 211,96 ha, trong đó đất ở 50,75 ha; đất chuyên dùng 49,38 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,33ha; đất nghĩa trang  4,34 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 107,16ha; đất chưa sử dụng: 9,35 ha.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thắng Sơn trong những năm qua Đảng uỷ, HĐND, UBND xã luôn quan tâm chú trọng và xác định là một trong những mục tiêu được đặt lên nhiệm vụ hàng đầu trong công tác lãnh đạo chỉ đạo. Công tác quản lý và chỉ đạo triển khai chương trình được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện có hệ thống. Xã đã thành lập hệ thống bộ máy quản lý toàn diện từ xã đến khu dân cư: Ban chỉ đạo cấp xã, ban quản lý cấp xã và ban phát triển ở các khu dân cư. Tiến hành rà soát thực trạng nông thôn trên địa bàn theo 19 tiêu chí nông thôn mới của Tỉnh. Trên cơ sở thực trạng đó đã xây dựng kế hoạch dài hạn và từng năm để đi vào thực tiễn triển khai.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Thanh Sơn về xây dựng xã nông thôn mới. Đảng ủy, UBND xã Thắng Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới. Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đã đạt được những thành quả rõ rệt. Hạ tầng kinh tế xã hội có những bước thay đổi; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; an ninh, chính trị xã hội trên địa bàn luôn ổn định. Đến nay, xã đã hoàn thành đạt 19/19 tiêu chí, đạt 57/57 chỉ tiêu, đạt 100% mục tiêu đề ra.

Phú Thọ: Bức tranh xây dựng nông thôn mới trên quê hương Thắng Sơn - Ảnh 1
ô hình lúa nếp đặc sản Quạ đen tại xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn cho năng suất và thu nhập cao.
ô hình lúa nếp đặc sản Quạ đen tại xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn cho năng suất và thu nhập cao.

Ông Nguyễn Văn Thịnh - Chủ tịch UBND xã Thắng Sơn, cho biết, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo toàn diện của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn, tạo mọi điều kiện để xã Thắng Sơn thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt. Nguồn vốn đầu tư cho địa phương được thực hiện có hiệu quả, thiết thực kết hợp với nguồn vốn xã hội hóa từ nhân dân, các doanh nghiệp để tập trung xây dựng: Đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế,  các nhà văn hóa, cải tạo môi trường, mô hình phát triển sản xuất, góp phần tạo sự đổi thay diện mạo nông thôn và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Ngoài ra, ông Thịnh chia sẻ thêm, đưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của chính quyền, cùng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể các ban ngành, đoàn thể và nhân dân đã vượt qua mọi khó khăn chung sức chung lòng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền địa phương để hoàn thành nhiệm vụ công tác, kinh tế của xã vẫn duy trì ở mức ổn định và có sự tăng trưởng khá, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân dần được nâng lên.

Về khó khăn trình độ dân chí của người dân chưa đồng đều, kinh tế xã hội của địa phương tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa thật sự bền vững. Do ảnh hưởng của dịch covid19, suy thoái kinh tế, tình trạng trung về giải quyết việc làm, giá cả các mặt hàng không ổn định, thiếu đầu ra cho các sản phẩm, nhất là hàng nông sản. Phát triển sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Cơ cấu kinh tế của xã Thắng Sơn vẫn chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phát triển lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình. Nguồn thu ngân sách của địa phương chưa đáp ứng nhu cầu tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Qua thời gian triển khai thực hiện, hầu hết các cấp, các ngành đã tích cực chỉ đạo thực hiện toàn diện về các nội dung chương trình và đạt được một số kết quả như: Đã nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng, nhiệm vụ của người dân và cả hệ thống chính trị ở xã trong việc xây dựng nông thôn mới. Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” tiến hành duy tu sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được nhân dân hưởng ứng tích cực nên cho năng suất cao, chất lượng tốt; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; chính sách đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội được thực hiện tốt.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới ngày càng được nhân rộng và hưởng ứng tích cực; Thông qua chương trình vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên, niềm tin của dân vào Đảng và chính quyền ngày càng được nâng cao. Theo bộ tiêu chí nông thôn mới, đến nay xã Thắng Sơn đã đạt 19/19 tiêu chí. trật tự xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.  

Tiếp tục xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Xây dựng đời sống văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Với sự đồng lòng và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hy vọng rằng Thắng Sơn sẽ tập trung mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết sớm đạt xã NTM nâng cao như mục tiêu đề ra.

Quỳnh Quỳnh