Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, nhất là từ đầu tháng 6/2020 đến nay bệnh bùng phát, lây lan nhanh tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.
Mục tiêu chung là chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Bạch hầu, hạn chế thấp nhất số mắc và tử vong do bệnh Bạch hầu gây ra, không để dịch bùng phát và lan rộng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 100 % các ổ dịch bạch hầu mới phát sinh ở quy mô xã, phường, thị trấn được kịp thời triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để theo quy định, không để lan rộng, kéo dài. Trên 95 % số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng ở quy mô xã, phường, thị trấn được tiêm phòng ít nhất 3 mũi vắc xin có thành phần bạch hầu, trên 90 % trẻ 7 tuổi được tiêm chủng vắc xin uốn ván bạch hầu giảm liều. Hạn chế tối đa số ca mắc, số ca tử vong do bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Bạch Hầu, bảo đảm đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh bạch hầu, không để dịch bùng phát, lan rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thường trực tham mưu cho Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ngành Y tế triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh trong tỉnh nhằm khống chế, dập dịch nhanh không để dịch lây lan ra cộng đồng và hạn chế mức thấp nhất tử vong do bệnh bạch hầu. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định. Chỉ đạo và tổ chức rà soát, tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu trên địa bàn toàn tỉnh.
Từ kết quả rà soát tổ chức tiêm vắc xin vét đạt tỷ lệ trên 95 % đối tượng tiêm chủng. Chỉ đạo và triển khai xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế. Là đầu mối tổ chức tập huấn hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh bạch hầu cho các đơn vị y tế trong tỉnh Chỉ đạo, hướng dẫn, cung cấp tài liệu truyền thông tuyên truyền cho hệ thống y tế; phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông PCD. Kiện toàn các đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi cần thiết. Tham mưu đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư, phương tiện cho công tác phòng chống dịch của tỉnh. Thường xuyên liên hệ và phối hợp với các đơn vị đầu mối của tuyến Trung ương để chủ động nắm bắt tình hình dịch; tham mưu kịp thời các biện pháp PCD hiệu quả.
Bên cạnh đó, phòng Y tế - Phòng Y tế chủ trì phối hợp với Trung tâm Y tế xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, lập dự toán kinh phí đề xuất UBND hỗ trợ các hoạt động. Chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động PCD và tiêm chủng vắc xin. Đảm bảo phát hiện sớm trường hợp mắc / nghi mắc Bạch hầu đầu tiên ngay từ thôn, xóm, xã, phường, thị trấn, hộ gia đình, các cơ sở y tế để khoanh vùng và xử lý kịp thời. Phối hợp với Trung tâm Y tế xây dựng kế hoạch rà soát, tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu trên địa bàn toàn tỉnh. Từ kết quả rà soát tổ chức tiêm vắc xin vét đạt tỷ lệ tiêm chủng. Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động truyền thông cho hệ thống y tế trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông PCD tại địa phương.
Các trung tâm Y tế huyện, thành phố phối hợp với Phòng Y tế thường trực tham mưu cho UBND địa phương triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh trong tỉnh nhằm khống chế, dập dịch nhanh không để dịch lây lan ra cộng đồng và hạn chế mức thấp nhất tử vong do bệnh bạch hầu. Trên cơ sở kế hoạch phòng chống dịch của tỉnh và thực tế tình hình dịch của địa phương để phối hợp với Phòng Y tế tham mưu xây dựng kế hoạch trình UBND cùng cấp phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác tiêm chủng, giám sát, kiểm soát dịch bệnh, các đơn vị y tế trong ngành còn tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, hướng dẫn người dân các biện pháp để phòng, chống dịch bệnh và cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin tình hình dịch bệnh bạch hầu bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau như: truyền hình, phát thanh, báo, trang thông tin điện tử,…
PV