Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư năm 2021.
Nhìn lại năm 2020: Ngôi sao sáng giữa bầu trời ảm đạm
Việt Nam là một trong những nền kinh tế khỏe mạnh nhất toàn cầu giữa bối cảnh khủng hoảng: Năm 2020 là một năm đầy biến động khi đại dịch COVID-19 tấn công nền kinh tế toàn cầu, trở thành cú sốc lớn nhất trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, Việt Nam đã thành công ngăn chặn đại dịch trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế khả quan. Với các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh khéo léo, bao gồm các biện pháp hạn chế di chuyển được thực hiện sớm và nghiêm ngặt, cùng với các chiến dịch truy vết và truyền thông hiệu quả, Việt Nam có ít trường hợp chết vì đại dịch và có kết quả kinh tế tốt hơn các nước khác trên thế giới.
Cho đến cuối tháng 11 năm 2020, Việt Nam đã trải qua gần ba tháng không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Mặc cho các trường hợp phát hiện trong cộng đồng mới được báo cáo vào đầu tháng 12 năm 2020, VDSC cho rằng Việt Nam có thể tránh được làn sóng COVID-19 mới do các nhà hoạch định chính sách đã có kinh nghiệm kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng trong suốt 11 tháng qua.
Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam trong 9T 2020 ghi nhận mức tăng trưởng GDP là 2,1% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ các hoạt động kinh tế trong nước phục hồi tích cực. Đồng thời, việc thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng đã cho phép các hoạt động sản xuất phục hồi cùng với việc đẩy mạnh đầu tư công đã thúc đẩy nhu cầu trong nước và niềm tin kinh doanh cải thiện.
Các chỉ số kinh tế tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng vững chắc trong Q4 2020 do cả hoạt động sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ đều tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các quý trước. Chi tiêu công cũng đang tăng lên, đầu tư công trong 11T 2020 tăng 47,8% so với cùng kỳ nhờ Chính phủ nỗ lực tăng tốc giải ngân. Tăng trưởng GDP năm 2020 được dự báo đạt 2,7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 7,0% trong năm 2019 nhưng tốt hơn nhiều so với mức giảm 5,2% của nền kinh tế toàn cầu (theo ước tính của IMF vào tháng 10 năm 2020).
Chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ được kết hợp nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực từ đại dịch: Nhằm đối phó với sự bùng phát của COVID-19, Chính phủ đã ban hành gói hỗ trợ tài khóa lên đến 284 nghìn tỷ đồng (4,5% GDP). Các biện pháp bao gồm: 1) hoãn nộp các loại thuế (180,0 nghìn tỷ đồng); 2) hỗ trợ tiền mặt cho người lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi COVID-19 (36,0 nghìn tỷ đồng); 3) ưu đãi cho các công ty vay với lãi suất 0% trong thời hạn tối đa 12 tháng để trả lương cho nhân viên duy trì việc làm (16,2 nghìn tỷ đồng); 4) cho phép các doanh nghiệp và người lao động hoãn đóng bảo hiểm xã hội (9,5 nghìn tỷ đồng); 5) các biện pháp khác như miễn thuế cho thiết bị y tế, giảm lệ phí đăng ký kinh doanh, cắt giảm 50,0% thuế trước bạ và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước, v.v.
Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, hơn 57,0% tổng số tiền của gói hỗ trợ thuế đã được thực hiện. Mặt khác, việc triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt còn gặp nhiều khó khăn khi đến nay, Chính phủ đã chi chưa đến 35,0% tổng giá trị gói hỗ trợ này.
Như đã đề cập ở trên, Chính phủ cũng đã đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ nhu cầu trong nước. Chi đầu tư công ước tính năm 2020 đạt 686 nghìn tỷ đồng (gần 11,0% GDP, trong đó chi đầu tư từ các năm trước chuyển sang là 225 nghìn tỷ đồng). Chi đầu tư công tăng mạnh và thu thuế giảm khiến thâm hụt tài khóa ước tính lên khoảng 5,5-6,0% GDP trong năm nay.
Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cắt giảm lãi suất điều hành 200 điểm cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế, đưa mức lãi suất tái cấp vốn về mức 4,0%/năm. NHNN cũng đã có văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn cho vay, giảm/miễn lãi, miễn giảm lãi cho vay cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tính đến đầu tháng 11/2020, hệ thống ngân hàng đã cho vay 2.018 nghìn tỷ đồng với mức lãi suất thấp hơn cùng kỳ, hỗ trợ gần 825.000 khách hàng giãn nợ, miễn, giảm lãi đối với các khoản nợ hiện có và gia hạn các khoản vay mới (với dư nợ khoảng 1.273 nghìn tỷ đồng). Nhu cầu tín dụng bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng đã phục hói mạnh mẽ trong quý 4 năm 2020, tăng trưởng tín dụng ước đạt 10,0% năm 2020, so với mức 13,6% trong năm 2019.
Mặc dù là một nền kinh tế có độ mở lớn, cú sốc từ bên ngoài không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam: Đại dịch đã khiến nhu cầu trên toàn cầu giảm sút nặng nề, tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam đã chóng chọi được với cuộc khủng hoảng toàn cầu (+ 5,5% so với cùng kỳ trong 11T 2020). Do nhu cầu tăng mạnh đối với các sản phẩm công nghệ trong cuộc khủng hoảng COVID-19, máy tính và điện tử chiếm hơn một phần ba xuất khẩu của Việt Nam, đã có kết quả tăng trưởng tích cực (+ 6,4% so với cùng kỳ trong 11T 2020). Trong khi đó, xuất khẩu giảm đối với nhiều sản phẩm khác khi nhu cầu bên ngoài bị ảnh hưởng bởi đại dịch, ví dụ, xuất khẩu hàng may mặc giảm 9,7% so với cùng kỳ trong 11T 220 trong khi xuất khẩu túi xách và hành lý giảm nhiều hơn (-17,0% so với cùng kỳ). Nhập khẩu tăng nhẹ 1,7% so với cùng kỳ năm trước trong 11T 2020, một phần do nhập khẩu nguyễn liệu đầu vào cho sản xuất vẫn duy trì. Kết quả là một sự cải thiện đáng kể trong cán cân thương mại của Việt Nam. Thặng dư thương mại 11T 2020 đạt 20,2 tỷ USD (~ 7,5% GDP), gần gấp đôi mức thặng dư cùng kỳ năm ngoái.
Do tác động của khủng hoảng kinh tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được dự báo sẽ giảm 40,0% so với cùng kỳ trong năm 2020. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tương đối vững vàng với vốn giải ngân 11T2020 đạt 17,2 tỷ USD, chi giảm 2,4% so với cùng kỳ. Cán cân văng lai nhờ đó vẫn thặng dư do thặng dư thương mại gia tăng và dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn được duy tri. Điều này đã giúp Chính phủ tích lũy thêm dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối Ước tính sẽ tăng 21,0 tỷ USD vào năm 2020 lên khoảng 100,0 tỷ USD, tương đương với khoảng 4,0 tháng nhập khẩu.
Triển vọng năm 2021: Con đường phục hồi bền vững
Với tình hình đại dịch diễn biến khó lường trên khắp thế giới, vẫn có nhiều quan ngại về tốc độ phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, VDSC đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam với mức tăng trường GDP 7,0% vào năm 2021, với các động lực chính là tiêu dùng trong nước và hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo. Tăng trưởng trong nửa đầu năm tới sẽ tăng nhanh do mức nền thấp của năm 2020 trong khi phục hồi kinh tế toàn cầu có thể giúp đà tăng trưởng tiếp diễn trong nửa cuối năm với giả định vắc xin có tiến triển khả quan. Dự báo của VDSC thấp hơn ước tính của Bloomberg là 8,0% nhưng cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,0% vào năm 2021.
Trong năm 2021, VDSC kỳ vọng lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp. Giá thịt lợn dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm tới nhưng sẽ đưa lạm phát ở mức vừa phải do so sánh với mức nền đã giảm của năm 2020. Trong khi đó, nhu cầu trong nước cải thiện sẽ khiến lạm phát lõi sớm chạm đáy. Ngoài ra, giá năng lượng có thể dần phục hồi khi các hoạt động kinh tế toàn cầu dán cải thiện, điều này có thể dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng phí thực phẩm cao hơn. Do đó, VDSC kỳ vọng lạm phát trung bình sẽ ở mức là 3,5% vào năm 2021, cao hơn dự báo của Bloomberg là 3,3% nhưng phù hợp với mục tiêu của Chính phủ là dưới 4,0%.
Về mặt chính sách tiến tệ, VDSC cho rằng lập trường nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục trong năm 2021 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn kéo dài do đại dịch. Tăng trường tín dụng sẽ tăng lên 12,0-13,0% cùng với sự cải thiện của niềm tin kinh doanh và các hoạt động kinh tế. Trong kịch bản cơ sở, VDSC nhận thấy khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất chính sách là thấp. Bên cạnh đó, VDSC kỳ vọng tiền đồng sẽ tiếp tục ổn định so với USD vào năm 2021 do kỳ vọng đồng USD tiếp tục yếu đi.
Về mặt chính sách tài khóa, VDSC cho rằng Chính phủ khó có thể công bố gói hỗ trợ tài khća bổ sung vào năm 2021. VDSC dự báo thâm hụt tài khóa sẽ giảm xuống 3,8% GDP *vào năm 2021 từ 4,3% GDP* vào năm 2020. Nợ công sẽ tăng lên 46,0% GDP* vào cuối năm 2021. Mặc dù tính bén vững tài khóa ngắn hạn sẽ gặp rủi ro do gánh nặng trả nợ cao, VDSC cho rằng tính bền vững tài khóa sẽ không phải là vấn đề trong dài hạn, do cơ cấu nợ công chủ yếu dựa trên tiền đồng, phần lớn do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ và môi trường lãi suất đang khá thấp.
Cuối cùng, VDSC lạc quan trong thận trọng về triển vọng dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2021 do: 1) dịch COVID-19 làm gián đoạn khả năng di chuyển giữa các quốc gia và cần thời gian để dở bỏ các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm, điều này sẽ gây ra lực cản đối với dòng vốn đầu tư toàn cầu và do nhu cầu toàn cầu phục hồi chậm, chi phí để đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ hạn chế các cơ sở sản xuất chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Bất chấp những thách thức này, VDSC kỳ vọng FDI sẽ phục hồi nhẹ vào năm 2021 do Việt Nam sở hữu nền tảng vững chắc bao gồm môi trường chính trị ổn định, thành công trong việc kiểm soát đại dịch và giao thương cời mở cùng với việc hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do.
Rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế có thể đến từ 1) bùng phát dịch bệnh với quy mô lớn trong nước nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ và 2) nhu cầu toàn cầu phục hồi chậm hơn dự kiến. Ngược lại, thành công sớm hơn dự kiến của quá trình phát triển vắc xin có thể mang lại kịch bản tăng trưởng tích cực hơn so với dự báo của VDSC.
Tạ Thành