Theo đó, trong hai tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 320,5 triệu USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 56,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.
Việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách “Zero COVID” giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này lấy lại đà tăng trưởng.
Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang các thị trường khác cũng tăng so với cùng kỳ như Hàn Quốc đạt 27 triệu USD, tăng 12,4%.
Nhật Bản đạt 23,3 triệu USD, tăng 17%; Hà Lan đạt 19,8 triệu USD, tăng 69,9%...
Theo Cục xuất nhập khẩu, để duy trì tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp xuất cần chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của những thị trường nhập khẩu.
Đối với mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn, trong tháng 2 đầu năm Việt Nam xuất khẩu được 467,99 ngàn tấn, trị giá 176,12 triệu USD, tăng 88,8% về lượng và tăng 74,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 93,36% tổng lượng xuất khẩu của cả nước.
Việt Nam là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đứng thứ ba thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau Thái Lan.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải qua nhiều trung gian và hơn 90% lượng sắn xuất khẩu đều sang thị trường Trung Quốc trong khi chi phí logistics cao. Do đó, sắn Việt Nam xuất khẩu chịu cạnh tranh với Lào, Thái Lan, Campuchia.
Dự báo năm 2023, rau quả chế biến vẫn sẽ là ngành hàng có tiềm năng tăng trưởng. Phát triển ngành hàng rau quả theo hướng chế biến không chỉ giúp kiểm soát được giá thành mà còn nâng giá trị hàng hóa lên gấp 3-4 lần so với giá rau quả tươi. Mặt khác, việc đưa trái cây, rau củ vào chế biến sâu giúp tăng thời gian bảo quản, giải thoát tình trạng dư thừa cục bộ nguồn cung.