Cổ phiếu GEG: Điện mặt trời đi vào hoạt động ổn định

Bắt kịp xu hướng khuyến khích đầu tư năng lượng sạch của Chính phủ, cũng như sự chuyển dịch từ điện than sang điện gió, điện mặt trời, đã thôi thúc nhiều doanh nghiệp nhảy vào lĩnh vực năng lượng sạch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó, tại CTCP Điện Gia Lai (mã chứng khoán: GEG – sàn HOSE) thông báo kế hoạch chào bán 51 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 4:1, giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, số tiền huy động được dự kiến là 510 tỷ đồng sử dụng cho việc đầu tư hoặc góp vốn đầu tư vào các công ty con triển khai các dự án năng lượng tái tạo và bổ sung vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng vừa thông chủ trương phát hành trái phiếu để huy động 200 tỷ đồng (tối đa 300 tỷ đồng), dự kiến hoàn tất trong tháng 9/2020 hoặc chậm nhất là ngày 5/10/2020. Trái phiếu có thời gian dự kiến tối đa 2 năm với lãi suất là 10,5%/năm.

Được biết, trong tháng 8/2020, GEG đã phê duyệt chủ trương đầu tư vào 2 dự án nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 và nhà máy điện gió la Bang 1, với quy môt công suất dự kiến lần lượt 100 MW và 50 MW. Có thể thấy với định hướng phát triển mảng năng lượng, GEG liên tục huy động vốn từ chủ sở hữu và vốn vay để tài trợ cho quá trình mở rộng này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, cổ phiếu GEG giảm 3% xuống còn 15.900 đồng/cổ phiếu

Chúng tôi xin được trích lược lại báo cáo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) như sau:

Sản lượng thủy điện thấp kỉ lục trong nửa đầu năm 2020 nhưng kỳ vọng phục hồi từ Q3

Mảng thủy điện trong 2 quý đầu năm khá thấp so với những năm trước, cụ thể sản lượng đạt 25 triệu kWh trong Q1 và 27 triệu kWh trong Q2. Tổng sản lượng điện nửa đầu năm 2020 hoàn thành 21% kế hoạch cả năm. Doanh thu mảng thủy điện nửa đầu năm đóng góp 10% tổng doanh thu kế hoạch 2020. Lợi nhuận biên mảng thủy điện giảm liên tục từ 2018 đến nay do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Kết quả kinh doanh mảng thủy điện giảm mạnh với lý do như sau:

(1) Hiện tượng El Nino kéo dài từ 2019 đến tháng 6-2020, được thể hiện màu cam (Hình 1). Sự trở lại của La Nina từ tháng 6-2020 được thể hiện màu xanh. Do đó nhìn chung thì quý 1 và quý 2 năm 2020 là khoảng thời gian thấp điểm đối với ngành thủy điện.

(2) GEG thoái vốn CTCP Kênh Bắc – Ayun Hạ vào Q1/2020. Do đó hiện tại công ty chỉ còn sở hữu 13 nhà máy thủy điện với tổng công suất là 84,1 MW. Nguyên nhân GEC thoái Kênh Bắc là do công suất hoạt động nhỏ (1 MW), công ty thu được 5,88 tỷ đồng từ khoản thoái vốn này, đã được phản ánh trong khoản doanh thu tài chính ở Q1/2020.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Theo GEC, sản lượng thủy điện quý 3 sẽ tăng do mùa mưa ở Việt Nam. Doanh thu tháng 7 cải thiện so với tháng 6, doanh thu tháng 8 tăng 50% MoM. Do đó, VDSC dự đoán doanh thu quý 3-2020 sẽ tăng khoảng 35%-40% QoQ.

Ngoài ra, theo dự đoán của WMO (World Meteorological Organization) từ thời điểm hiện tại đến tháng 2-2021, khả năng xảy ra La Nina cao hơn hẳn so với xác suất xảy ra El Nino hoặc khí hậu trung lập. Do đó, lượng nước về đập thủy điện sẽ dồi dào, sản lượng điện sẽ tăng mạnh trong những tháng tới. Điều đó cho thấy triển vọng của mảng thủy điện trong những tháng tiếp theo.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Do đó, VDSC dự đoán doanh thu và sản lượng của doanh nghiệp sẽ tăng trong 2 quý cuối năm dựa trên những lập luận ở trên. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc đạt được sản lượng mục tiêu trong mảng thủy điện do sản lượng quý 1 và quý 2 khá thấp.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Công ty hiện vẫn đang tìm kiếm nhà đầu tư để thoái vốn khỏi cụm nhà máy Chư Prong (gồm có Ia Đrăng 1, Ia Đăng 2, Ia Đrăng 3, Ia Puch 3, Ia Meur 3), cụm nhà máy duy nhất được phép sản xuất và bán điện trực tiếp cho hộ dân với giá của EVN. Cụm nhà máy có tổng công suất là 11,8 MW này đóng góp 17% trong tổng doanh thu thủy điện trong năm 2019.

Về dài hạn, công ty dự định sẽ tập trung vào mảng năng lượng tái tạo như gió và điện mặt trời do biên lợi nhuận cao. Do đó, mảng thủy điện sẽ không còn là mảng cốt lõi của doanh nghiệp như lúc trước. Vì vậy lợi nhuận mảng thủy điện sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và biến động lãi suất vay.

Ngoài ra, VDSC kì vọng lãi suất tại Việt Nam sẽ ổn định trong 1 đến 2 năm tới nên lợi nhuận mảng thủy điện sẽ phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Điện mặt trời đi vào hoạt động ổn định

GEG cho biết sẽ đưa thêm 35-40 MWp điện mặt trời áp mái vào cuối năm nay, khả quan nhất có thể lắp đặt 50 MWp công suất mới để được hưởng giá ưu đãi 8,38 cents cho những dự án vận hành thương mại trước 31 tháng 12 năm 2020. VDSC dự đoán GEG sẽ tăng thêm khoảng 50 tỷ đồng tổng doanh thu.

Mảng điện mặt trời đi vào hoạt động ổn định. Tổng sản lượng điện mặt trời trong nửa đầu năm 2020 đạt 209 triệu kWh, đóng góp 47% trong tổng sản lượng điện mặt trời mục tiêu. Doanh thu đạt 455 tỷ VND, đóng góp 30% tổng doanh thu kế hoạch năm 2020 của cả doanh nghiệp. Doanh thu và biên lợi nhuận của mảng này ổn định từ lúc đi vào hoạt động đến nay, biên lợi nhuận gộp dao động từ 63% - 71%. Do đó, VDSC kỳ vọng biên lợi nhuận gộp mảng điện mặt trời tiếp tục duy trì ở mức này đến cuối năm.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Trong quý 3, doanh nghiệp tái tài trợ khoản vay ngân hàng dự án Trúc Sơn từ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) sang ngân hàng Woori, lãi suất giảm từ 9% xuống còn 7%. VDSC ước tính GEG sẽ tiết kiệm được khoảng 10 tỷ đồng trước thuế mỗi năm. Doanh nghiệp tái tài trợ khoản vay cho dự án Trúc Sơn trước là do:

(1) 3 dự án còn lại (Đức Huệ 1, Krong Pa, Hàm Phú 2) vay Vietcombank với lãi suất thấp hơn so với Trúc Sơn;

(2) 3 dự án này vay cùng một khung hợp đồng. Do đó để tái cấp vốn khoản vay này ngân hàng phải có nguồn lực đồi dào và đưa ra mức lãi suất thấp hơn với Vietcombank.

Đối với những khoản vay khác, lãi suất sẽ được điều chỉnh về thấp hơn hiện tại do lãi suất thị trường giảm. Tuy nhiên, do doanh nghiệp tiếp tục vay thêm để tài trợ cho nhiều dự án mới, nên VDSC dự đoán lãi vay của doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong quý 4 2020.

Hiện tại, GEG dự định sẽ mở rộng mảng điện mặt trời với 20 nhà máy từ đây tới năm 2025, trong đó 5 dự án đang hoạt động, một dự án sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm nay như đề cập ở trên. Những dự án còn lại sẽ vận hành thương mại dần từ năm 2021 dến 2025, công suất của mảng điện mặt trời sẽ tăng từ 260 MWp năm 2020 đến 600 MWp vào năm 2025.

Hầu hết các dự án tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận và Bình Định. Trong đó, Bình Thuận và Ninh Thuận là nơi tập trung rất nhiều dự án điện mặt trời có thể gặp phải vấn đề về giải tỏa công suất.

Hiện tại, doanh nghiệp kỳ vọng vào tiến độ thi công của EVN nhằm giải tỏa công suất cho những nhà máy điện ở khu vực này. Trong ngắn hạn, dự án Hàm Phú 1 đã được thông qua kế hoạch giải tỏa công suất của EVN nên sẽ được chạy tối đa công suất, các dự án khác vẫn đang trong quá trình thông qua kế hoạch.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Về tốc độ giảm hiệu suất của pin mặt trời, GEC ước tính mỗi năm sẽ giảm khoảng 0,7%, tỷ lệ này là khá thấp so với các công nghệ cũ. VDSC dự đoán với 5 nhà máy hiện tại, nếu GEG không bảo dưỡng sửa chữa trong vòng 5 năm thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm 17 tỷ đồng vào năm 2025.

Doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro về giá bán điện đối với những dự án vận hành thương mại sau ngày 31 tháng 12 năm 2020. Tất cả các dự án vận hành thương mại sau ngày này sẽ tham gia đấu thầu cạnh tranh. Đến hiện tại, vẫn chưa có công văn chính thức nào liên quan đến việc này. Dự án Hàm Phú 1 và Đức Huệ 2 là những dự án gần nhất mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt vì khó có thể vận hành trước thời hạn để được hưởng giá ưu đãi. Tuy nhiên, như doanh nghiệp chia sẻ, GEC đã chuẩn bị cho việc đấu thầu cạnh tranh bằng cách xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ phát triển dự án, thiết kế, thi công xây dựng, vận hành và sửa chữa như bảng 4.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải. 

Tạ Thành